TS. Đinh Văn Viễn (2022): Một số suy nghĩ về công tác nghiên cứu sưu tầm và chuyên mục nghiên cứu sưu tầm trên tạp chí Văn nghệ Ninh Bình; Hội thảo "Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển", Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình tổ chức, Ninh Bình, ngày 18 tháng 12 năm 2022, trang 29-30.
MỘT
SỐ SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC NCST
Ở
TẠP CHÍ VĂN NGHỆ NINH BÌNH
TS.
Đinh Văn Viễn
1.
Chuyên mục nghiên cứu sưu tầm: thành tựu, vai trò và hạn chế
NCST
là một trong các bộ môn chủ chốt của Hội VHNT, là một trong các chuyên mục
chính của Tạp chí VNNB.
Từ
khi thành lập đến nay, chuyên mục đã quy tụ được đội ngũ đông đảo các nhà
nghiên cứu trong tỉnh. Đến nay bộ môn có 15 hội viên chính thức, thường xuyên
viết, công bố công trình trên tạp chí VNNB cũng như các tạp chí, báo ở TW, địa
phương khác. Ngoài ra, chuyên mục NCST còn quy tụ được hàng chục nhà nghiên cứu
khác viết bài, công bố. Đó là những nhà quản lý, các nhà giáo, nhà báo,… Đây là
lực lượng nghiên cứu hùng hậu, góp phần quan trọng vào nghiên cứu về lịch sử,
văn hóa Ninh Bình.
Đến
nay, tạp chí VNNB đã có 272 số, mỗi số đều có từ 2-3 bài thậm chí có số có 4-5
bài NCST. Như vậy tổng số bài về NCST đến nay có khoảng gần 1000 bài. Đó là
chưa kể hàng trăm công trình nghiên cứu của các hội viên bộ môn NCST trong quá
trình viết bài, công bố trên tạp chí đã phát triển thành những công trình lớn,
in thành sách, rất có giá trị. Nội dung các bài nghiên cứu rất phong phú, đa dạng,
nghiên cứu nhiều vấn đề về lịch sử, văn hóa, danh nhân, … của tỉnh Ninh Bình, của
đất nước. Công tác NCST đã làm sáng tỏ nhiều mảng chủ đề lớn của Ninh Bình như
về triều đại Đinh, triều Tiền Lê, về nhân vật Đinh Tiên Hoàng, về thành tựu của
Ninh Bình trong giai đoạn từ 1992 đến nay, …
Đặc
biệt các bài NCST đã góp phần nghiên cứu, bổ sung nhiều vấn đề mà chính sử của
các nhà nước khi viết về Ninh Bình. Đây là những kết quả vô cùng giá trị, góp
phần cung cấp thông tin, tư liệu cho lãnh đạo địa phương trong hoạch định chính
sách (điển hình là về nghiên cứu về cố đô Hoa Lư, về Tràng An, về Bái Đính, về
Nguyễn Minh Không,…), cho các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong nghiên cứu, giảng
dạy về lịch sử, văn hóa Ninh Bình.
Tuy
nhiên, thực tiễn công tác hoạt động của bộ môn NCST, của chuyên mục NCST trên Tạp
chí VNNB vẫn có những tồn tại. Rất dễ để nhận thấy những tồn tại hạn chế đó:
Công
tác sưu tầm, nghiên cứu về chính kết quả nghiên cứu của bộ môn, chuyên mục từ
khi thành lập đến nay chưa được thực hiện.
Nhân
sự của bộ môn, của chuyên mục quá ít. Số lượng nhà nghiên cứu trẻ không nhiều.
Công
tác nghiên cứu sưu tầm hàng năm chưa có kế hoạch tổng thể, thường được thực hiện
theo kế hoạch sở trường của các cá nhân. Tạp chí, bộ môn chưa xây dựng, định hướng
kế hoạch, chủ đề lớn gắn với các nhiệm vụ chính trị, sự kiện lớn của tỉnh để
các hội viên tập trung nghiên cứu.
Công
tác nghiên cứu, sưu tầm chưa có nhiều đổi mới, chưa ứng dụng nhiều thành tựu
khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong công tác nghiên cứu, thẩm định kết quả
nghiên cứu, quảng bá kết quả nghiên cứu.
2.
Một số đề xuất góp phần nâng cao chất lượng công tác NCST, chuyên mục NCST trên
tạp chí VNNB
1. Tập hợp lại các
bài thuộc lĩnh vực NCST đã in trên Tạp chí, xuất bản thành sách, tạo thuận lợi
cho độc giả và cũng chính là qua hoạt động này giúp cho việc đánh giá lại hoạt
động của bộ môn trong thời gian qua từ đó rút ra bài học, xác định định hướng
phát triển tốt hơn.
2. Xây dựng các số
chuyên đề, chủ đề về lịch sử, văn hóa Ninh Bình, nhất là những mảng đang trống
vắng: Ví dụ chủ đề về Phật giáo Ninh Bình, chủ đề về Thành hoàng ở Ninh Bình,
chủ đề về Thánh Nguyễn,… Trong số
chuyên đề, Tạp chí có cơ hội để đăng các bài viết đề cập đến những vấn đề lý luận,
thực tiễn gai góc, đang có ý kiến trái triều. Số Tạp chí chuyên đề được xác định
ngay từ kế hoạch biên tập, xuất bản năm.
3. Tăng cường công
tác truyền thông, quảng bá cho tạp chí nói chung cho chuyên mục NCST nói riêng.
Thời đại hiện nay là thời đại công nghệ thông tin, công nghệ số. Giới trẻ hiện
nay đọc, tiếp nhận thông tin qua các phương tiện hiện đại là chính. Vì vậy Tạp
chí cũng như chuyên mục cần có giải pháp đổi mới việc truyền thông, quảng bá,
đưa những thành tựu, kết quả nghiên cứu đến với công chúng, đến với giới trẻ
hơn qua các kênh xã hội mới như facebook, zalo,… Cùng với sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin, xu hướng số hóa các tạp chí đang là hướng đi được
các nhà khoa học ưu tiên trao đổi. Xây dựng tài nguyên số cho các tạp chí là một
xu thế tất yếu và phổ biến. Nó giúp giải quyết vấn đề lưu trữ, bảo quản tài liệu,
chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin và cải thiện dịch vụ cung cấp thông tin cho
người dùng. Do vậy tạp chí cần nghiên cứu số hóa tạp chí, xây dựng lộ trình về việc xuất bản tạp chí điện tử. Đồng
thời cũng qua đó thu hút sự quan tâm đến công tác nghiên cứu của giới trẻ, tạo
nguồn nhân sự cho bộ môn trong tương lai.
4. Đổi mới việc xây
dựng, thực hiện việc nghiên cứu sưu tầm. Hàng năm, Tạp chí, bộ môn NCST có thể
thống nhất xây dựng kế hoạch NCST trong năm, gắn với các sự kiện chính trị xã hội
kinh tế lớn của tỉnh để từ đó định hướng cho các hội viên nghiên cứu, viết bài
gắn với các chủ để đó. Có như vậy thì việc NCST mới gắn chặt, phục vụ tốt hơn
cho các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương. Xây dựng kho tư liệu của bộ
môn NCST trên website, lưu trữ các công trình đã xuất bản của các hội viên để
công chúng, độc giả dễ dàng tìm kiếm, sử dụng.
Tăng cường cơ chế thẩm định, bình duyệt bởi với
những chuyên gia am hiểu sâu sắc về vấn đề mà bài báo đề cập. Cơ chế thẩm định
(bình duyệt) có mục đích chính là đánh giá và kiểm tra các bài báo khoa học trước
khi chấp nhận cho công bố trên Tạp chí. Đây là một cơ chế công bằng, bởi những
người thẩm định là chuyên gia về khoa học có cùng chuyên môn là những người có
thẩm quyền và khả năng đánh giá chất lượng của bài báo khoa học. Ý kiến của các
chuyên gia trở thành cơ sở cho việc quyết định của Ban Biên tập trong việc công
bố bài báo khoa học trên Tạp chí. Xây dựng quy trình phản biện chặt chẽ, nghiêm
túc là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng các bài báo khoa học cũng
như các tạp chí khoa học. Đồng thời đổi mới, tăng cường việc kiểm
soát chất lượng bài viết, tránh những trùng lặp, sao chép. Cần sử dụng những phần
mềm chống đạo văn vào công tác kiểm soát này.
Trong thời gian tới, với nhiều điều kiện thuận lợi về công nghệ
do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, với nhiệt tâm và trình độ chuyên môn
ngày càng cao của những người làm báo chí tại các tạp chí chuyên ngành của Viện
Hàn lâm, các nhà khoa học tin rằng tin rằng hiệu quả hoạt động của các tạp chí
sẽ từng bước được nâng cao. Thông qua ứng dụng quản trị tri thức bằng công nghệ
thông tin, số hóa tạp chí để gia tăng lợi ích, tiết kiệm chi phí, thời gian và
tiền bạc trong việc phổ biến các giá trị tri thức. Qua đó, nâng tầm ảnh hưởng
và chất lượng hoạt động của các tạp chí, phục vụ đắc lực vào công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước.
Chặng đường 45 năm hình thành và phát triển 20
năm sau hợp nhất chưa phải là dài đối với một cơ quan báo chí, nhưng trong khoảng
thời gian đó là những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của Tạp chí Lý
luận từ một ấn phẩm thông tin nghiên cứu trở thành cơ quan nghiên cứu và ngôn
luận khoa học của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - trung tâm quốc gia
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý trung cao cấp, cán bộ khoa học lãnh
đạo chính trị của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, các khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý. Đây không chỉ
là niềm tự hào của Tạp chí mà còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ của từng người được
tham gia vào quá trình hoạt động của Tạp chí. Để xứng đáng với niềm tự hào đó,
việc từng bước đổi mới nâng cao chất lượng các chuyên mục của Tạp chí Lý luận
chính trị là nhiệm vụ quan trọng phải được thực hiện để đáp ứng và phục vụ tốt
hơn nhiệm vụ chính trị mà Học viện giao phó, góp phần khẳng định vị trí, vai
trò của Tạp chí trong sự phát triển chung của Học viện.