Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Đinh Văn Viễn: Ninh Ngạn - Nhà Nho, nhà giáo dục tiến bộ


NINH NGẠN(1715-1781) – NHÀ NHO, NHÀ GIÁO DỤC TIẾN BỘ
Thạc sĩ Đinh Văn Viễn
Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình

Đã có người ca ngợi tác phẩm Vũ vu thiển thuyết là những “lời vàng trên đá”, “cuốn gia phả viết trên đá độc nhất Việt Nam”,… nhưng với Ninh Ngạn - tác giả của cuốn sách này thì ít người biết đến và những hiểu biết về ông đôi khi còn thiếu chính xác. Vũ vu thiển thuyết đã phản ánh rõ một Ninh Ngạn là một nhà nho, nhà giáo dục tiến bộ.
Lược truyện các tác gia Việt Nam, (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1971) cũng như Thư mục Hán Nôm (Thư viện Khoa học xã hội, 1969, in rônêô) không nhắc tới tác giả này. Gia phả họ Ninh ở Ninh Bình có ghi nhận ông viết Vũ Vu thiển thuyết Phong vịnh tập.
Vào năm 1984, cuốn Thơ văn Ninh Tốn (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội) được xuất bản đã chú ý đến nhân vật này, vì ông là thân sinh của Ninh Tốn.
Qua tấm bia Dã Hiên tiên sinh mộ biểu Vũ Vu thiển thuyết(hiện ở nhà thờ họ Ninh Côi Trì, đã được Bảo tàng Ninh Bình dịch năm 1998) kết hợp với các nguồn tư liệu khác nhất là gia phả giúp chúng ta biết đôi nét về nhân vật này.
Ninh Ngạn, hiệu Dã Hiên, Hy Tăng cư sĩ: Ông sinh năm Ất Mùi, Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), mất năm Tân Sửu, Cảnh Hưng thứ 42 (1781). Tổ 8 đời nguyên quán ở Ninh Xá, Vọng Doanh, đến khai hoang lập ấp ở Côi Trì, Yên Mô từ đời Lê Hồng Đức. Bốn đời trước chuyên nghề nông, sau đó mới có người học hành, thi đỗ, thông thạo nho, y, lý, số. Bố ông tên huý là Lệnh tên thật là Dật tên hiệu là Hoằng nghị tiên sinh đỗ hương cống làm quan huyện ở Quảng Bình được ấn thụ Đông các đại học sĩ do có con trưởng đỗ Hoàng giáp làm thừa chỉ.
Quê gốc của họ Ninh ở Côi Trì đã được tác giả của Thơ văn Ninh Tốn(Nxb KHXH HN 1984) dẫn theo Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hồ (1768-1839) cho rằng quê tổ của Ninh Tốn ở làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương. Chí Linh quả thật có làng Ninh Xá, đây là vùng quê nổi tiếng văn vật, nhiều người đỗ đạt, ví dụ như Nguyễn Mại đỗ Hoàng Giáp đời Lê Hy Tông... Thế nhưng làng Ninh Xá ở huyện Chí Linh này có đúng là quê tổ của họ Ninh không? Sách Ninh tướng công hành trạng Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biện đều chép ông tổ họ Ninh quê ở làng Ninh Xá huyện Vọng Doanh, đầu đời Hồng Đức đến khai khẩn đất hoang ở huyện Yên Mô, rồi lập ra làng Côi Đàm(tên cũ của Côi Trì. Năm 1573, thời Lê Thế Tông do kiêng húy vua (là Lê Duy Đàm) nên đổi Côi Đàm thành Côi Trì).
Sách Các trấn tổng xã danh bị lãm, cho biết làng Ninh Xá huyện Vọng Doanh thuộc vào phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam (nay là xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).(mãi đên năm 2010 một số người khi viết về họ Ninh ở Côi Trì vẫn nhầm lẫn tương tự).
Đất Ninh Xá này nằm ở huyện đồng bằng, chỉ cách huyện Yên Mô một dòng sông Đáy. Do vậy họ Ninh từ vùng đồng bằng đấp hẹp người đông, sang khai khẩn đất đai ở huyện miền núi gần đó, theo đúng phép chiếm xạ(5) do triều đình phong kiến lúc bấy giờ ban hành. Phạm Đình Hổ là người vùng Hải Dương rất quen thuộc dải đất Chí Linh, ông đã lầm Ninh Xá của huyện Vọng Doanh với Ninh Xá của huyện Chí Linh. Và hiện nay họ Ninh ở Côi Trì đã tìm lại được tổ tiên, nhận họ của mình ở Ninh Xá, Cát Đằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Qua một số tài liệu cho chúng ta biết về Ninh Ngạn là người “thông minh đĩnh ngộ”, “phong tư cao, coi khinh giầu sang, chí bền chẳng đổi”, “học hành và xử thế tốt, 24 tuổi vào trường Quốc học, đỗ Cử nhân năm 36 tuổi. Năm 45 tuổi được bổ làm Hiến phó tán chức do trước đó có công triệu tập hương dũng tiểu phỉ ở Bồ Xuyên giúp dân sống yên ổn”.
Ông tuy sống nơi thôn dã nhưng vẫn chú ý giáo dục học trò, đem điều nghĩa cổ vũ Văn hội, đặt lệ nuôi các bậc kỳ lão, đề xuất việc khai hoang, vạch rõ cương giới ruộng đồng, mở chợ để dân trao đổi nông sản và đoàn kết hương thôn(Ông chính là người chủ trì việc phân chia cương giới, mở chợ Bút năm 1761). Dân trong vùng có điều gì mắc mớ đều đến hỏi ông, và răm rắp tuân theo lời răn bảo. Trong gia đình, khi người anh cả mất, ông nuôi dạy các em, thờ cha mẹ một niềm hiếu kính. Vợ chết, ông nuôi dạy con rất chu đáo cho đến khi thành người hữu ích cho xã hội.
Khi con trưởng là Ninh Tốn được tiến triều giữ chức phó Tri Hình phiên thăng Hiến sứ Sơn Nam, về sau đỗ Hội nguyên tiến sĩ khoa Mậu Tuất năm 1778 được giữ chức Thiêm sai Tri binh phiên, làm ở Viện cơ mật, Thư hình bộ Hữu bộ thị lang, Đông các đại học sĩ. Ông có gửi thư cho con trong thư viết: “Chở thuyền và lật thuyền là nước, làm cho vinh và cũng làm cho nhục là quan. Ta có cái đầu của văn trung tử. Người đời tuy có nhiều trước tác nổi tiếng là tác phẩm văn chương tử trung thuyết, nếu con biết chính tâm tu thân, lấy trung thuận mà thờ vua thanh liêm, chăm chỉ mà làm việc thì so với phụng sự bằng ngọt bùi còn quý hơn nhiều”. Cũng do dạy con đến nơi đến chốn, thi đỗ đạt trở thành người hữu ích cho xã hội mà năm Canh Tý 1780 ông được thụ Hàn lâm viện Thị độc.
Bốn lần thi hội không toại nguyện ông chán cảnh trường trung, ghét chuyện thế, lợi … về ở ẩn núi Vũ vu “điềm tĩnh tu dưỡng…. về già bỗng siêu ngộ,…đem tâm đắc viết sách, đặt lời, nhan đề Thiển thuyết để dạy cháu con.
Năm 1781, sau một trận sốt, biết triệu chứng gần đất xa trời, Ninh Ngạn bèn làm câu đối tự viếng:
Lục thập thất niên mộng kiếp, dĩ giác thử sinh
Bát bách duệ tuế thọ my năng vô nhất tử.
Tạm dịch:
Sáu mươi bảy tuổi mà kiếp này đã tỉnh
Hơn tám trăm năm hưởng thọ một chết ai không.
Ông cho gọi con cháu vào để nhìn lần cuối, rồi bảo với các con trai: “Ta nằm đã ngay ngắn chưa? và nói: Ta sắp cùng Nhan, Tăng, Tư, Mạnh cùng đi du ngoạn. Ông tự đặt tên thuỵ Văn Định tiên sinh, rồi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Khi ông mất dân trong làng thương tiếc lập hương án trên đường đưa linh cữu, bầu ông làm hậu thần, phối thờ ông cùng với Thành hoàng ở đình làng. Tiến sĩ Vũ Huy Đĩnh người bạn chí thân đang ở Phú Xuân được tin có viết bài ký bia thần đạo tướng công kể về hành động của người bạn đã mất trong đó có câu: “ Sống không sai lẽ phải, chết được làm thần”.
Tác phẩm Vũ Vu thiển thuyết của Ninh Ngạn được con trai là Ninh Tốn dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 42 (1781), tức là ngay sau khi cha mất, hiện đặt tại nhà thờ họ Ninh ở xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Tác phẩm gồm 2 phần. Phần 1 là lời dẫn ghi lại sự nghiệp của Ninh Ngạn và tác phẩm của ông.
Bài văn có đoạn: “Tốn tôi vâng lời di huấn của cha, thẹn nỗi chưa làm theo được hết, bèn tự tay chép sách của Người vào đá rồi thuê thợ khắc để chỉ bảo cho đám con cháu muốn dốc lòng cầu đạo”…
Phần 2 khắc toàn văn bộ sách gồm 2 quyển thượng, hạ, gồm 45 chương sách. Trong đó có các chương 1 và 2 bàn về chữ hiếu, cách đánh giá về hiếu và bất hiếu; chương 3 bàn về quan hệ giữa nuôi và dạy con cái trong gia đình; chương 6 và 7 bàn về quan hệ vợ chồng; chương 8 và 9 bàn về Nhân và Tín; chương 10 bàn về đạo làm người; chương 12 bàn về ba loại “tâm bệnh” là giầu, sang và thọ; chương 13 bàn về việc phải coi điều thiện làm thầy, thấy ai có điều thiện, dù là kẻ dưới đều nên coi là thầy mà học; chương 29 và 30 bàn về việc làm điều tốt không cốt ở tiếng khen, đánh giá người phải xét ở lời nói và việc làm; chương 31 và 32 bàn về việc lập đức, lập thân và lập danh; chương 33 và 34 chuyên bàn về những điều cần tránh như rượu chè, cờ bạc, sắc dục, lười biếng, nói năng khinh xuất; chương 39 và 40 bàn về sống – chết, vinh – nhục ở đời…
Vũ vu thiển thuyết được đánh giá là tác phẩm văn học, triết học có giá trị. Tác phẩm chứa đựng những quan niệm tiến bộ trong nhận thức về Nho giáo, về giáo dục học.
Nho giáo vốn dĩ rất coi trọng đạo trung - hiếu (trung với vua, trung quân ái quốc; hiếu với cha mẹ - tổ tiên); Tam cương (vua - tôi, cha - con, vợ - chồng); Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Đạo trung hiếu cương thường được coi là rường cột của xã hội phong kiến Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên Ninh Ngạn có những quan niệm rất khác, rất linh hoạt, mang tính thực tiễn, chứa đựng tinh thần nhân văn, nhân bản và cả sự sáng tạo.
Về “trung” nếu như quan niệm của Nho gia theo kiểu “vua bảo chết mà không chết là bất trung” thì Ninh Ngạn cho rằng: “vua cho việc ấy là trung, chưa đủ là trung”. Ông cho rằng trung với vua không chỉ là tuân mệnh vua, nếu gặp ông vua tàn ác như Kiệt, Trụ thì “không coi là có vua, …thường làm điều thiện mới là trung”.
Về chữ “Hiếu”, Ninh Ngạn cho rằng những biểu hiện bề ngoài, việc người đời đáng giá chưa đủ coi là có hiếu mà quan trọng hơn cả chính là “Hiếu phải đạt đến đức”, “chủ yếu ở cái tâm”.
“Tín” là khi làm việc gì đó cốt sao đểkhông thẹn với trời đất”.
Người có nhân thì phải biết mang hết sức ra giúp đỡ người khác:lúc có người cầu mong chữa bệnh, mang khả năng ra nâng đỡ họ”.
Người quân tử phải “liêm, trực” , phải học “đạo lý”, “tu thân, học tập, lập thân, nên danh” để “có khả năng để tiếng cho đời, sau có thể mang vinh hạnh cho cha mẹ, vợ, con, anh, em”. “Ngày thường ở đời, lúc chưa thành đạt, thường lấy việc có ích mà làm. Khi thành đạt, làm vẻ vang tổ tiên, cha mẹ, lấy việc làm mà cảm hoá mọi người, đưa họ cùng về đường thiện. Khi sống thì có ích cho đời, khi mất để tiếng cho đời sau”.
Cũng qua tác phẩm Vũ vu thiển thuyết còn phản ánh những quan niệm tiến bộ về giáo dục của Ninh Ngạn. Ông cho rằng việc học trước hết phải là “học đạo làm người”. Mục đích của việc học là để “lập thân, nên danh”, “để tiếng cho đời”. “Việc học của người quân tử thì tâm chẳng ngoài cầu đạo, tiến tới lập thân”.
Người làm thày là người “làm điều thiện”. Người thày phải là người mẫu mực: “Khéo léo mà làm thày, chắc chưa đủ đạo vậy. Nên xét theo lời nói có thể là thày. Lời nói có thể là thày (khiến theo) việc làm của thày có thể là thày”.
Với ông việc học không phải chỉ biết học thuộc lòng sách vở mà phải biết suy nghĩ, ứng biến cho phù hợp. “Việc học có thể ứng biến, việc học đạo Nho ta có hai chữ “kinh”(bất biến) “quyền”(biến), lúc cần có thể kinh, quyền”.
Đặc biệt ông chỉ ra hạn chế trong cách học của người đương thời: “Việc học của người ngày nay có khả năng lý thuyết rất ít, … lời nói gần lý mà thực lại xa, không sáng tỏ lý”. Từ đó ông cho rằng: “Việc học của người hiền từ không câu nệ cổ xưa mà gắn với đời, cổ xưa có thể không phù hợp với nay cho nên không nệ cổ”. Đây là một quan niệm tiến bộ của Ninh Ngạn.
Đương thời, Ninh Ngạn cũng như tác phẩm Vũ vu thiển thuyết được đánh giá rất cao. Tiến sĩ Chu Doãn Lệ (hiệu Hy Thích, người Dục Tú, Đông Ngàn, Bắc Ninh) viết: “người đời nay học mà biết nói đến nghĩa lý quả rất hiếm. Thảng hoặc có đi nữa thì cũng thường là người thiển cận, bị hạn chế ở chỗ đứng thấp. Người cao xa thì bị đắm đuối vào chỗ viển vông, người khéo léo thì cố đi vào gọt rũa, mài đẽo, chứ chưa hề ai nói gần mà chỉ được xa, lời không phiền toái rườm rà mà lý rất rõ như ở Vũ vu thiển thuyết”. Đó là sự đánh giá cao, khách quan về Vũ vu thiển thuyết và Ninh Ngạn, một nhà hiền triết kiêm nhà thơ, nhà giáo dục học, nhà đạo đức học tiến bộ.
--------------***--------------
Tạp chí Thế giới mới số 38 (1004) ngày 1-10-2012

Đinh Văn Viễn: VẤN ĐỀ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ


Hội thảo Khoa học toàn quốc

“ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ”


VẤN ĐỀ T HC CỦA SINH VIÊN
TRONG ĐÀO TO THEO HC CH TÍN CH
Ths. ĐINH VĂN VIỄN*

                 1. Bản chất của việc tự học là gì?
            Về bản chất, quá trình học tập của sinh viên ở bậc đại học là quá trình nhận thức có tính nghiên cứu. Điều này đã được thể chế hóa trong Luật giáo dục như sau: “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.” 
Do vậy, dù ở phương thức đào tạo đại học nào, người sinh viên cũng cần phải có năng lực tự học, hay nói cách khác: “tự học là cách học ở bậc đại học”.
            Tự học (self - study) là sự nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng của bản thân của người học để hướng tới những mục đích học tập nhất định. Các nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu vấn đề tự học dưới nhiều góc độ nhưng một cách chung nhất có thể hiểu tự học là quá trình tự giác, độc lập, tích cực, sử dụng các năng lực trí tuệ, phẩm chất của bản thân người học để người học chiếm lĩnh được tri thức của nhân loại và những kinh nghiệm lịch sử xã hội, biến những tri thức đó thành sở hữu của mình, hình thành kỹ năng, thái độ và ngày càng hoàn thiện nhân cách của bản thân. 
            "Bản chất của công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình  nhận  thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học" [4-23]. Đó là một quá trình “lao động khoa học” vất vả hơn nhiều so với việc học có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo. Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố trau dồi tri thức và có ý nghĩa mở rộng hiểu biết. Tự học có nghĩa là sinh viên phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tự kiềm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối với quá trình tự học. Có thể nói quá trình tự học của sinh viên là một quá trình tự nỗ lực, quyết tâm, tích cực để đạt được mục tiêu học tập. Nếu thiếu sự nỗ lực thì sinh viên không thể đạt kết quả tốt, đây cũng chính là điều kiện để sinh viên nâng cao chất lượng học tập của bản thân và các trường đại học nâng cao chất lượng giáo dục.
            2. Việc tự học của sinh viên có vai trò như thế nào trong đào tạo theo học chế tín chỉ?
Trong đào tạo đại học dù theo phương thưc niên chế hay tín chỉ thì tự học của người học luôn đóng vai trò quan trọng. Tự học là nhân tố trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Khi học đại học giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, cung cấp tài liệu, hướng dẫn, sinh viên phải tự biết cách sắp xếp thời gian và trình tự nghiên cứu những kiến thức cơ bản và mở rộng tìm hiểu những vấn đề liên quan. Tự học giúp sinh viên nâng cao năng lực tư duy, tìm tòi khám phá ra những vấn đề mới, nó giúp sinh viên hiểu rõ bản chất của vấn đề một cách sâu sắc nhất. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen  độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn  tới  những đỉnh cao của khoa học, sống có hoài  bão, ước mơ.
            Đối với phương thưc đào tạo theo học chế tín chỉ, do đặc thù của nó nên vấn đề tự học của sinh viên càng có vai trò quan trọng hơn.
            Thứ nhất, ở phương thức đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân người học. Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn môn học, thời gian học, tiến trình học tập nhanh, chậm phù hợp với điều kiện của mình. Phương thức này tạo cho sinh viên năng lực chủ động trong việc lập kế hoạch học tập khoa học, xác định thời gian, phương tiện, biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch học tập đó. Khi đó người sinh viên phải ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu sao cho quá trình học tập hiệu quả nhất. 
            Thứ hai, hình thức tổ chức dạy học trong phương thức tín chỉ qui định hoạt động tự học của sinh viên như là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập. Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành(có sự tiếp xúc giữa người dạy và người học) và tự học (không có sự tiếp xúc giữa người dạy và người học). Cách tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ cho chúng ta thấy một đặc điểm rất quan trọng góp phần tạo nên sự khác biệt với phương thức đào tạo truyền thống. Nếu hoạt động tự học trong học chế niên chế chỉ mang tính chất tự nguyện thì phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ coi tự học là một thành phần hợp pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học tập của sinh viên. Để học được 1 giờ lý thuyết hay 2 giờ thực hành, thực tập trên lớp sinh viên cần phải có 2 hay 1 giờ chuẩn bị ở nhà. Đó là yêu cầu bắt buộc trong cơ cấu giờ học của sinh viên. 
            Thứ ba, trong nội dung một bài giảng trong hệ thống tín chỉ luôn có phần dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo luận nhóm, xemina, làm thí nghiệm… và các hoạt động khác có liên quan đến môn học. Như vây, kiến thức của mỗi môn học được phát triển thông qua những tìm tòi của người học dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên. Nếu sinh viên không tự học thì họ mới chỉ lĩnh hội được đầy đủ khối lượng kiến thức của môn học và như vậy đồng nghĩa với việc họ không đạt được yêu cầu của môn học đó. 
            Ngoài ra, hoạt động tự học được kiểm tra, đánh giá thường xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài tập, các buổi thảo luận ,…trong suốt cả quá trình học. 
            Như vậy, trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hoạt động tự học của sinh viên là rất quan trọng, là hoạt động mang tính bắt buộc. 
            3. Làm thế nào để việc tự học của sinh viên có hiệu quả?
Chất lượng và hiệu quả của hoạt động tự học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp. Trong đó chúng ta phải thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của người dạy, người học và điều kiện phục vụ tự học trong việc đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên 
            a. Người dạy – là yếu tô quan trọng nhất
Người dạy đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho sinh viên. Không phải giảng viên chỉ có nhiệm vụ quan trọng trong những giờ lên lớp còn những giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên thì không cần can thiệp. Ngược lại, đối với hoạt động tự học của sinh viên, giảng viên phải quan tâm hơn. Đối với hoạt động tự học, giảng viên cần kịp thời tư vấn khi sinh viên cần. 
Để thực hiện được vai trò của mình, người dạy cần thực hiện một số công việc sau:
* Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học 
Khi bắt đầu một môn học, người dạy cần giới thiệu và cung cấp cho sinh viên đề cương của môn học đó. Nội dung của đề cương phải thể hiện được: Mục đích môn học, Mục tiêu môn học, Nội dung chi tiết của môn học, Điều kiện tiên quyết, Hình thức tổ chức và phương pháp dạy - học cho từng nội dung của môn học, Hình thức kiểm tra - đánh giá của từng hoạt động học tập…Qua đó, sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục tiêu của môn học. Giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cương này. 
* Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện, cách thức để thực hiện nội dung đó.
Trong đào tạo theo tín chỉ  phần kiến thức cốt lõi là phần giảng viên thực hiên trên lớp, nội dung kiến thức bổ sung, mở rộng là những nội dung của hoạt động tự học. Giảng viên cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể để  sinh viên  có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp sinh viên thực hiện được nhiệm vụ tự học của mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích một cách hiệu quả nhất. GV cần phải hướng dẫn cho SV phương pháp để học tập có hiệu quả, biết lập dàn bài, sơ đồ hóa tri thức để học tập và ghi nhớ…
* Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của sinh viên
Ngay khi giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho người học, người dạy cần phải chỉ cho người học biết rõ các tiêu chí đánh giá, xác định thời gian nộp báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Giảng viên thường xuyên đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của môn học thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân (tuần); bài tập nhóm (tháng); bài tập lớn (học kỳ thông thường là một bài tổng luận về môn học) và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ. Qua đó hình thành cho sinh viên cách làm việc nghiêm túc, tính tích cực và ý chí phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập 
* Điều quan trong trong quá trình hướng dấn người học tự học đó là người dạy phải kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của SV. GV cần khen ngợi, động viên, khích lệ cũng như có những chế tài kịp thời.
b. Người học – yếu tố quyết định nhất
Hoạt động tự học chỉ có thể thực sự đem lại hiệu quả khi có sự nỗ lực của bản thân chủ thể tham gia, đó chính là sinh viên. Khi chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải thay đổi nhận thức, phải xác định hoạt động tự học là một khâu then chốt trong qua trình học tập, tích luỹ kiến thức, từ đó xác định động cơ học tập, tự giác và sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.        
Để hoạt động tự học đạt hiệu quả người học cần thực hiện một số công việc sau: 
* Nắm vững mục tiêu của môn học và mục tiêu của từng bài học (mà thông thường được mô tả khá kỹ trong đề cương môn học được cung cấp khi bắt đầu học môn học) để làm cơ sở xây dựng kế hoạch tự học phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. 
* Nhận và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu mà giảng viên giao.
* Hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ lên lớp: đọc tài liệu, làm các bài tập, bài kiểm tra, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giảng viên. Hệ thống hóa, lưu giữ tài liệu, kết quả tự học, tự nghiên cứu thuận tiện cho việc tra cứu, sử dụng sau này.
* Trong quá trình tự học, sinh viên cần suy nghĩ, sáng tạo và mạnh dạn đưa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và những bài giảng của giảng viên. 
Việc tự học của sinh viên rất đa dạng. Sau đây là một vài phương pháp tự học:
            Học ở lớp: Tập trung nghe giảng, suy nghĩ,  mạnh dạn và hăng hái phát biểu bài ở lớp bởi vì ta thường nhớ rất  nhanh và rất bền điều mà ta hiểu. Tích cực trong những bài tập nhóm tại lớp. Kết hợp với việc sử dụng các thao tác tư duy và ghi chép bài trên lớp, tự ghi những ý cơ bản, có chọn lọc, ghi nhanh, tạo những chữ viết tắt cho riêng mình và tránh thay đổi nó, phối hợp nhiều màu mực trong cách ghi bài để thể hiện một dàn bài hiệu quả. Một bài ghi như thế sẽ giúp ích rất nhiều trong việc học tại nhà. Những kiến thức chưa rõ, chưa hiểu mạnh dạn hỏi giáo viên và bạn bè ngay trong giờ học. Cuối mỗi giờ học nên đọc lại nội dung bài ghi nhằm tóm lược lại những vấn đề vừa được học.
            Tự học ở nhà: Tự học ở nhà chính là bước giúp sinh viên đào sâu suy nghĩ, hệ thống lại những tri thức đã lĩnh hội. Đây là thời gian học không có giáo viên, nhưng chiếm tỷ lệ thời gian rất lớn trong việc tự học. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch tự học ở nhà là điều rất cần thiết và hiệu quả cao trong việc tự học của sinh viên. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng nhất là phải tuân theo kế hoạch đề ra.
            c. Cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ  – là yếu tố cơ bản tác động đến kết quả việc tự học của sinh viên
Hoạt động tự học của sinh viên không thể thực hiện tốt nếu không đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị học tập, nguồn học liệu… Trong đó hệ thống nguồn học liệu đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và chuẩn mực về chất lượng là một yêu cầu không thể thiếu trong hoạt động tự học của sinh viên. Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố này, các nhà trường cần có kế hoạch để không ngừng cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của mình như: 
- Củng cố, nâng cấp, mở rộng hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm - thực hành - thực tập, thư viện; bám sát yêu cầu cúa các đề cương môn học để chuẩn bị các học liệu được coi là bắt buộc ghi trong đề cương môn học.
- Tăng cường khả năng khai thác các tiện ích của mạng nội bộ, mở rộng nguồn tư liệu điện tử, thiết bị dạy học… bằng cách ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại. 
Ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, khi xem xét các điều kiện phục vụ hoạt động tự học, các nhà quản lý cũng cần quan tâm tới các điều kiện phục vụ, thái độ phục vụ sinh viên của các bộ phận chuyên trách, các chính sách hỗ trợ của nhà trường để tạo cho sinh viên một môi trường học tập tốt nhất. 
Kết luận
Tự học bao giờ cũng là một nhân tố quyết định trong giáo dục đại học. Trong đào tạo theo phương pháp tín chỉ, tự học lại càng quan trong hơn. Đó là con đường duy nhất đúng đắn để người học hoàn thiện bản thân trên con đường chiếm lĩnh tri thức cũng như nhà trường hoàn thành sứ mệnh của mình. Người viết xin được kết thúc bài viết bằng quan điểm nổi tiếng của một giáo sư người Mỹ, Isaac Asimov (1920-1992): Chỉ có thể bằng con đường tự học sinh viên mới có thể học hỏi được điều gì đó. Nhiệm vụ duy nhất của Nhà trường là tạo thuận lợi cho quá trình tự học. Nếu như không làm được điều này, Nhà trường sẽ đánh mất ý nghĩa tồn tại của mình.
Để việc tự học của sinh viên đạt hiệu quả cao đương nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng thiết nghĩ 3 yếu tố trên đây (“Người học”, “Người dạy” và “cơ sở vật chất”) là quan trọng nhất. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó “Người học” là yếu tố giữ vai trò quyết định. Việc thực hiện đồng bộ các yêu cầu đối với các yếu tố trên là điều kiện quan trọng góp phần cho việc tự học của sinh viên đạt hiệu quả - một yếu tố quan trọng góp phần làm nên chất lượng trong đào tạo theo học chế tín chỉ./.
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Anh Tuấn, Vấn  đề tự học của sinh viên từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 5 (1996) 18.
[2] Nguyn K, Biến quá trình dy học thành quá trình t học, Tạp chí Nghiên cu Giáo dục, số 2/2006.
[3] Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng Hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ kèm theo Quyết định số 43/2007/BGD&ĐT.
[4] Hà Thị Đức, Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 4 (1992) 23.
[5] Phan Bích Ngọc, Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) 160-164.
[6] Nguyễn Văn Khôi, Lí luận dạy học công nghệ, Nhà xuất bản ĐHSP HN, 2005.







* : Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình

Đinh văn Viễn: Về "Tùy Hối xã địa bạ" thời Tây Sơn


VỀ “TUỲ HỐI XÃ ĐỊA BẠ” THỜI TÂY SƠN
ĐINH VĂN VIỄN([1])
Dưới thời Tây Sơn, Tuỳ Hối là một xã thuộc tổng Tri Hối, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. (Hiện nay Tùy Hối là một thôn thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Nơi đây gắn liền với Nguyên Từ Quốc Mẫu và Trần Quốc Tảng. Theo bản Trần Triều Ngọc phả lưu tại đền Quốc Mẫu ở làng Tuỳ Hối cho biết: sau khi Hưng Đạo Đại Vương mất (ngày 20 tháng 8 năm 1300). Đức Hưng Nhượng cùng thân mẫu Trang Nương …đến xã Tùy Hối… thiết lập cung sở, tổ chức cho dân khai hoang lập làng, khuyên bảo nhân dân phải cần cù lao động, lấy nông nghiệp làm gốc, lấy nhân nghĩa dạy dân, phải ăn ngay ở thẳng, cùng nhau đoàn kết, trên thuận dưới hòa, trở thành thuần phong mỹ tục. Khi Quốc Mẫu mất Hưng Nhượng vương đã xin với nhà vua miễn thuế cho dân làng Tuỳ Hối.
Thời Tây Sơn, cuối thế kỷ XVIII, tình hình ruộng đất ở Bắc Hà phần lớn bị bỏ hoang. Làng xóm dân cư phiêu tán khá nhiều. Tình hình này đã được một số nhà nghiên cứu đề cập (Theo điều trần của Ngô Thì Sĩ: Vùng đồng bằng Bắc Bộ có tất cả 4 trấn, tổng cộng là 9668 xã, thôn thì đã có tới 182 xã phiêu tác hoàn toàn, 443 xã phiêu tán phần lớn, 373 xã phiêu tán vừa hoặc phải nhập vào xã khác[2]). Cuối thế kỷ XVIII, Tùy Hối là một xã điển hình cho hiện tượng dân cư phiêu tán, ruộng đất bị bỏ hoang. “Tùy Hối xã địa bạ” (được lập năm thứ 3 triều Quang Trung) sẽ cung cấp cho ta thấy rõ nhưng thông tin về tình hình ruộng đất, làng xã nơi đây hồi cuối thế kỷ XVIII.  
     Chúng tôi xin được giới thiệu về “Tuỳ Hối xã địa bạ” và một số thông tin về tình hình ruộng đất ở Tuỳ Hối (nay thuộc Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình) cuối thế kỷ XVIII.
1. Về văn bản: “Tuỳ Hối xã địa bạ” (Quang Trung năm thứ 3) được chép ở phần đầu của cuốn “Tùy Hối xã địa bạ” (Minh Mạng 12-1831), hiện được lưu giữ tại Viện Hán Nôm, ký hiệu AG a4/16. Qua nội dung văn bản cho biết: Địa bạ được lập lần đầu vào tháng 5 năm Quang Trung thứ 3 (1790). Những người chịu trách nhiệm về việc biên chép địa bạ này gồm: Khán thủ Lâm Văn Thần, Tả khai bạ Nguyễn Văn Cường. Nội dung địa bạ được xác nhận bởi lý trưởng Phạm Thị Thấu.
2. Qua các thông tin của địa bạ cho chúng ta biết về tình hình sở hữu ruộng đất ở Tuỳ Hối thời Tây Sơn như sau:
Công điền 350 mẫu 2 sào 7 thước
-   Nhị đẳng 110 mẫu 5 sào 5 thước
-  Tam đẳng 230 mẫu 6 sào 12 thước
Xứ Bảo Tường: 83 mẫu.
- Nội thực canh điền 20 mẫu.
- Nội phế canh 63 mẫu.
Xứ Đông Nha: 36 mẫu 5 sào.
- Đồn điền quan khai canh 29 mẫu.
                        - Bản xã thực canh điền 5 sào.
- Nội phế canh điền 7 mẫu 10 thước.
            Xứ Tiền Hối Chí Linh: 23 mẫu.
- Nội thực canh điền 4 mẫu 9 sào.
                        - Nội phế canh điền 18 mẫu 1 sào.
            Xứ Thăng Đồng: 30 mẫu, đều là phế canh
            Xứ Bảo Linh: 177 mẫu 6 sào .
Tư điền xứ Lộc Đề: 160 mẫu 1 sào 4 thước(đều hạng 2).
- Nội thực canh điền 2 mẫu 8 sào 4 thước.
- Nội phế canh điền 113 mẫu 3 sào 4 tấc.
Thần từ điền xứ Đông Nha: 5 mẫu (đều là phế canh).
Khu Võ chùa:  14 mẫu.
Thần từ thổ xứ Hậu Quan: 1 mẫu 1 sào.
Phật tự thổ xứ Hậu Quan: 8 sào.
Tha ma xứ Hậu Quan: 30 mẫu 7 sào.
Thổ phụ xứ Hậu Quan: 15 mẫu.
Thổ phụ xứ Hậu Linh : 20 mẫu.
Từ những thông tin trên có thể cho chúng ta một số nhận xét bước đầu về tình hình ruộng đất ở Tùy Hối hồi cuối thế kỷ XVIII như sau:
Ở cuối thế kỷ XVIII, công điền vẫn chiếm tỉ lệ cao (350 mẫu 2 sào 7 thước = 56,4%) trong tổng số ruộng đất của Tùy Hối. Ruộng đất tư ở Tùy Hối chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (160 mẫu, 1 sào, 4 thước, chiếm 25,8%. Nếu ta coi loại thổ trạch viên cư là loại đất tư thì tổng số ruộng đất tư ở Tùy Hối cũng chỉ chiếm 32%).
Điểm nổi bật trong tình hình ruộng đất Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII đó là hiện tượng hoang hóa với số lượng lớn, trên mọi loại ruộng đất. Không chỉ ruộng đất công mà cả ruộng đất tư, thậm chí cả thần từ, phật tự cũng bị bỏ hoang. Có đến 67.49% diện tích ruộng công, 70.75% diện tích ruộng tư bị bỏ hoang. Điều này sẽ tác động sâu sắc tới tình hình ruộng đất ở các giai đoạn sau. Một điểm cần lưu ý là Tùy Hối đã từng là một nơi trù phú, dân cư đông đúc trong các thế kỷ XI, XII, XIII cùng với vai trò của Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tảng khi họ sinh sống tại vùng đất này. Vậy mà cuối thế kỷ XVIII, sau thời gian chiến tranh loạn lạc, năm 1790, tức là gần 2 năm sau khi “Chiếu khuyến nông” của vua Quang Trung được ban hành, Tùy Hối gần như là một làng hoang. Từ tình hình này cho ta ra đặt câu hỏi: Kết quả việc giải quyết vấn đề dân lưu tán, ruộng đất của triều đại Tây Sơn đạt được như thế nào?
(Bài tham gia Hội nghị Hán Nôm học năm 2012, Viện Hán Nôm)
----------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.          Ninh Bình tỉnh, Gia Viễn huyện, Tri Hối tổng, Tùy Hối xã địa bạ, Viện Hán Nôm, ký hiệu AG a4/16.
2.          Trần triều Ngọc phả, bản lưu tại đền Quốc Mẫu (Tùy Hối-Gia Tân-Gia Viễn-Ninh Bình).



[1] : Thạc sỹ, Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.
[2] : Dẫn lại theo Trương Hữu Quýnh (cb) trong Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo Dục, HN 1998, tr 410.

Đinh Văn Viễn: Tham gia Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần 4

BÀI THAM DỰ
HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ TƯ
Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững
Hà Nội, 26 - 28/11/2012

TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT LÀNG TÙY HỐI
(NAY THUỘC GIA TÂN, GIA VIỄN, NINH BÌNH)
THẾ KỶ XVIII, ĐẦU XIX QUA TƯ LIỆU ĐỊA BẠ
ĐINH VĂN VIỄN*
TÓM TẮT

Tuỳ Hối (nay thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là một làng được thành lập sớm. Nơi đây gắn liền với những nhân vật nổi tiếng thời Trần: Nguyên Từ Quốc Mẫu và Trần Quốc Tảng.
Lâu nay nhiều nhà nghiên cứu lịch sử dựa vào số liệu ở Sĩ hoạn tu tri lục đều cho rằng đầu thế kỷ XIX, ruộng công làng xã bị thu hẹp thì các tư liệu địa phương, địa bạ lại cho thấy tình hình sở hữu ruộng đất là rất đa dạng. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Tuỳ Hối đầu thế kỷ XIX là một trường hợp như vậy.
Dựa vào địa bạ làng Tùy Hối thời kỳ Quang Trung và Minh Mạng, bằng phương pháp thống kê định lượng, báo cáo tập trung phân tích số liệu ruộng đất, chất lượng ruộng đất, so sánh tỷ lệ công điền và tư điền của Tùy Hối giữa hai thời kỳ (thế kỷ XVIII và đầu XIX) và với các địa phương khác.
Qua phân tích địa bạ, chúng tôi nhận thấy từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX sở hữu công làng xã về ruộng đất ở Tùy Hối vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn sở hữu tư nhân, đối tượng sở hữu chủ yếu nông dân tự canh,..... Báo cáo bước đầu rút ra một số nhận xét về sự phát triển kinh tế của Tùy Hối đầu thế kỷ XIX, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ruộng công làng xã chiếm tỷ lệ lớn ở một làng thuần nông,…

TOÀN VĂN

1. Vài nét về Tùy Hối
Xã Tuỳ Hối nay thuộc xã Gia Tân huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Nằm cách huyện lỵ Gia Viễn 7 km về phía Đông Nam. Phía bắc giáp đường quốc lộ 12. Phía đông giáp thôn Gián Khẩu, xã Gia Trấn. Phía Nam giáp sông Hoàng Long. Phía Tây giáp các xã Gia Lập, Gia Tiến, Gia Thắng (thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).
Diện tích tự nhiên của Tùy Hối là 125.6 ha chiếm 27,5 % diện tích toàn xã Gia Tân, diện tích đất nông nghiệp 110.5ha, diện tích đất thổ cư là 6,6 ha.
Thời Đinh, Tuỳ Hối thuộc đạo Đại Hoàng(đời Tiền Lê đạo Đại Hoàng được gọi là châu Trường Yên. Thời nhà Lý gọi là phủ Trường Yên, sau gọi là châu Đại Hoàng. Đầu đời Trần gọi là Lộ sau đổi là Trấn Trường Yên. Năm Quang Thái thứ 10 đời Trần Thuận Tông, đổi thành Trấn Thiên Quan). Dưới triều Lê Thái Tông, Tùy Hối thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên của trấn Thanh Hoa. Thời Lê Thánh Tông, Tùy Hối thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên của Sơn Nam Thừa Tuyên. Thời Mạc, Tùy Hối thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên của Thanh Hoa ngoại trấn.  Thời Tây Sơn, Tùy Hối thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, Thanh Hoa ngoại trấn thuộc Bắc Thành. Dưới thời Gia Long, Tùy Hối thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, đạo Thanh Bình thuộc trấn Thanh Hoa. (Năm 1822 đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình). Năm1829, Tùy Hối thuộc huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, trấn Ninh Bình  Từ 1831 đến trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tùy Hối thuộc tổng Tri Hối, huyện Gia Viễn, phủ Trường Yên, tỉnh Ninh Bình.
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, đơn vị hành chính cấp tổng bị xoá bỏ, tổng Tri Hối được chia thành hai xã là Tri Tân và Quang Trung. Tuỳ Hối thuộc xã Quang Trung. Tháng 7 năm 1949, thành lập xã Gia Tân gồm Sào Long, Xuân Đài, Đồng Mĩ, Lãng Nội, Lãng Ngoại, Vân Thị, Tuỳ Hối, Thiệu Hối, Thành Thiệu). Tuỳ Hối thuộc xã Gia Tân. Tháng 7-1954, xã Gia Tân được chia thành 2 xã Gia Lập và Gia Tân. Gia Tân gồm có Vân Thị, Tuỳ Hối, Thần Thiệu. Từ năm 1954 đến nay, Tuỳ Hối nằm trong xã Gia Tân.
Quá trình phát triển của Tùy Hối gắn liền với nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử. Thế kỷ XII, vùng đất Tri Hối trong đó có Tuỳ Hối là đất thực ấp của Thái uý Tô Hiến Thành. Nguyên do là năm 1115, Thái Uý Tô Hiến Thành đem quân đánh đuổi Chiêm Thành nên sau chiến thắng, nhà vua đã ban cho ông nhiều thực ấp trong đó có vùng đất Tuỳ Hối[1]. Thế kỷ XIII, thời Trần, sau khi đánh thắng quân Nguyên, “vùng đất Tuỳ Hối trở thành điền trang của Nguyên Từ Quốc Mẫu và Trần Quốc Tảng”. Theo bản Trần Triều Ngọc phả (Lưu giữ tại đền Quốc Mẫu ở Tuỳ Hối) thì sau khi Nguyên Từ Quốc Mẫu cung con (Trần Quốc Tảng) chu du bốn biển đã chọn Tuỳ Hối, là nơi có “ thuỷ hành khuất khúc, long nhiễu oanh vu, tưởng kì linh phục, chinh cổ ứng tiền” bèn “truyền cho binh sĩ đóng lại, cùng với nhân dân trong xã Tuỳ Hối thiết lập cung sở”. Tại đây Nguyên Từ Quốc Mẫu và Trần Quốc Tảng đã “dạy dân khai hoang, mở rộng làng xã”[2]... Làng xóm Tùy Hối vì thế mà ngày càng đông đúc. Sau khi Nguyên Từ Quốc Mẫu và Trần Quốc Tảng qua đời, nhân dân ở đây đã lập đền thờ. Ngôi đền hiện vẫn còn và thường được nhân dân gọi là đền Quốc Mẫu.
Tùy Hối là nơi khá đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo: thờ thành hoàng, thờ Phật,  Thiên Chúa giáo,... Cũng như các làng Việt truyền thống khác, thờ thành hoàng là hiện tượng phổ biến đối với các làng Việt cổ. Tuy nhiên sự xuất hiện của Thiên Chúa giáo ở đây làm cho bức tranh sinh hoạt tôn giáo thêm đa dạng. 
Đồng thời với quá trình hình thành, phát triển làng xã, tình hình ruộng đất ở Tùy Hối cũng có những biến chuyển lớn lao.
2. Tình hình ruộng đất ở Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII, đầu XIX qua tư liệu địa bạ.
2.1 Tình hình chung
Việc tìm hiểu về tình hình ruộng đất ở Tuỳ Hối giai đoạn trước thế kỷ XIX là rất khó khăn vì hầu như không có nguồn tài liệu. Dựa trên cơ sở nguồn địa bạ thời Tây Sơn (lập năm Quang Trung thứ 3-1790) được lưu giữ ở Viện Hán Nôm chúng tôi xin phác họa vài nét về tình hình ruộng đất Tùy Hối hồi thế kỷ XVIII như sau[3]:
Bảng 1: Các loại ruộng đất ở Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII đầu XIX
           Loại ruộng đất
Thời gian,
số lượng, tỷ lệ
Công điền
Công phù sa
Thần từ Phật tự
Thổ trạch, viên trì
Tha ma
Các loại khác
Tư điền
Tổng
(mẫu.sào.
thước.tấc)
Cuối thế kỷ XVIII
Số lượng
350.2.7

6.9.0
38.2.4
30.7.0
35.0.0
160.1.4
621.2.5
Tỷ lệ %
56,4%

1,1%
6,2%
4,9%
5,6%
25,8%
100%
Đầu thế kỷ XIX
Số lượng
350.2.7
37.0.0
6.0.0
91.2.4
30.0.0
5.4.0
121.1.4.4
641.0.5.4*
Tỷ lệ %
54,6%
5,8%
0,9%
14,2%
4,7%
0,8%
18,9%
100%

Thống kê trên cho thấy, cho đến thế kỷ XVIII, tổng diện tích của Tùy Hối ở hai thời điểm này chênh lệch nhau không nhiều. Số ruộng đất gia tăng này có lẽ có nguồn gốc từ loại ruộng đất công phù sa. Điều này là hợp lý bởi Tùy Hối nằm cạnh, được sông Hoàng Long bồi đắp phù sa. Cho đến hiện nay, Tùy Hối cũng như các xã ven con sông này (Gia Trung, Gia Tiến,… của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình) vẫn có khu vực ruộng ở bãi bồi được gọi là “ruộng ngoài sông”.
Một nét nổi bật nhất trong tình hình ruộng đất Tùy Hối giai đoạn cuối thế kỷ XVIII dó là hiện tượng ruộng đất bị bỏ hoang rất nhiều. Không chỉ ruộng đất công mà cả ruộng đất tư, thậm chí cả thần từ, phật tự cũng bị bỏ hoang. Thống kê từ địa bạ Quang Trung (1790) cho thấy như sau:
Bảng 2: Ruộng đất bị bỏ hoang ở Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII
Công điền
Thần từ
Tư điền
Xứ
 Bảo Tường
Xứ
 Đông Nha
Xứ
Tiền Hối Chí Linh
Xứ
Thăng Đồng
Xứ
Bảo Linh Đường Khoái
Xứ
 Đông Nha
Xứ Lộc Đề
Diện tích
Số bị bỏ hoang; chiếm tỷ lệ %
Diện tích
Số bị bỏ hoang; chiếm tỷ lệ %
Diện tích
Số bị bỏ hoang; chiếm tỷ lệ %
Diện tích
Số bị bỏ hoang; chiếm tỷ lệ %
Diện tích
Số bị bỏ hoang; chiếm tỷ lệ %
Diện tích
Số bị bỏ hoang; chiếm tỷ lệ %
Diện tích
Số bị bỏ hoang; chiếm tỷ lệ %
83.0.0
63.0.0
=
75,90%
36.5.10
7.10
=
21,91%
23.0.0
18.1.0=
78,69%
30.0.0
30.0.0
= 100%
177.
6.7
0
=
0%
5.0.0
5.0.0
=100%
160.14
113.3.4
=
70,75%
236 mẫu 3sào 4 tấc
= 67,49% diện tích công điền bị bỏ hoang

5 mẫu = 100% thần từ bị bỏ hoang
113 mẫu 3sào 4 tấc =
70,75% diện tích tư điền bị bỏ hoang

Như vậy, ta có thể thấy bức tranh chung về tình hình ruộng đất cũng như làng xóm, dân cư Tùy Hối hồi thế kỷ XVIII rất tiêu điều. Có đến 67.49% diện tích ruộng công, 70.75% diện tích ruộng tư bị bỏ hoang. Điều này sẽ tác động sâu sắc tới tình hình ruộng đất ở các giai đoạn sau.
2.2. Ruộng đất công
Ở cả hai thời gian, cuối thế kỷ XVIII và đầu XIX, công điền vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số ruộng đất của Tùy Hối. Cuối thế kỷ XVIII, công điền chiếm 56,4%. Sang đầu thế kỷ XIX, nếu như số ruộng công của cả nước chỉ còn chiếm 17,08%[4] thì số ruộng đất công ở Tùy Hối vẫn chiếm số lượng lớn. Tính riêng ruộng công đã chiếm 54,6%. Nếu tính cả 5,8% ruộng công phù sa thì con số này là 60,4%. Như vậy, số lượng ruộng đất công ở đây rất lớn. Sau đây ta so sánh tỉ lệ ruộng đất công ở Tuỳ Hối với một số làng xã khác ở khu vực Ninh Bình cũng như ở Bắc bộ ở thời điểm đó.
Bảng 3: Tỷ lệ ruộng đất công ở Tùy Hối và một số địa phương đầu thế kỷ XIX
TT
Tên làng xã
Tỉ lệ ruộng đất công(%)
1
Mộ Trạch (Hải Dương)
0,93
2
Đa Ngưu (Hưng Yên)
0,94
3
Cống Thuỷ (Yên Khánh - Ninh Bình)
43,3
4
Côi Trì (Yên Mô - Ninh Bình)
53,95
5
Tuỳ Hối (Gia Viễn – Ninh Bình)
70
6
Sơn Dược (Gia Viễn – Ninh Bình)
9,97
7
Trà Lai (Gia Viễn – Ninh Bình)
11,43
8
Tế Mỹ (Gia Viễn – Ninh Bình)
4,93
9
Đoan Bình (Gia Viễn – Ninh Bình)
19,16
10
Ngô Đồng (Gia Viễn – Ninh Bình)
15,58
11
Vân Trình (Gia Viễn – Ninh Bình)
30,01
12
Lỗi Sơn (Gia Viễn – Ninh Bình)
15,85
13
Thanh Quyết (Gia Viễn – Ninh Bình)
7,89
14
Thiện Hối (Gia Viễn – Ninh Bình)
2,56
(Nguồn:Địa bạ năm 1832 ở các làng Ninh Bình của Ninh Bình đầu thế kỷ XIX; Nguyễn Văn Khánh:Biến đổi ruộng đất ở làng Mộ Trạch Hải Dương đầu thế kỷ XIX đến 1945,TCNCLS số1-1998; Đinh Văn Viễn: Vài nét về tình hình ruộng đất Côi Trì(Yên Mô-Ninh Bình) đầu thế kỷ XIX, Tc NCLS số 6 năm 2010 )
            Qua bảng số liệu ta có thể thấy số lượng ruộng đất công ở Tuỳ Hối còn rất lớn chiếm tới 60,4% diện tích của làng trong khi đó ở một số nơi như Đa Ngưu (Hưng Yên) và đặc biệt là Mộ Trạch (Hải Dương) số lượng ruộng đất công quá ít. Ngay ở Ninh Bình ta thấy tỉ lệ ruộng đất công điền cũng khác nhau rõ rệt nếu như ở Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình) ruộng đất công chiếm 53,9% thì Cống Thủy tỉ lệ đó là 43,3%. Còn ở Gia Viễn qua bảng thống kê cho ta thấy trong số 10 xã của huyện này được thống kê thì có tới 9 xã có diện tích công dưới 30%. Chỉ có một xã có diện tích công chiếm trên 30% (Vân Trình cũng chỉ có 30.01% là ruộng công). Như vậy kể cả trong toàn quốc hay chỉ xét riêng ở Ninh Bình hay riêng Gia Viễn thì việc Tùy Hối có tới 60,4% ruộng đất là sở hữu công cũng là vấn đề rất đáng quan tâm.
Sự chênh lệch về tỷ lệ ruộng đất công ở các địa phương khác nhau hoặc ngay trong địa phương Ninh Bình đã được một số nhà nghiên cứu đi sâu tìm tòi nghiên cứu và phản ánh trong các tác phẩm của mình.
          Việc Tùy Hối duy trì tỷ lệ công điền cao như vậy chứng tỏ sự phân hoá ruộng đất ở đây diễn ra chưa mạnh.
Tuỳ Hối có điều kiện mở rộng diện tích đất đai nên sức ép của vấn đề dân số lên ruộng đất còn thấp (đầu thế kỷ XIX, Tùy Hối có thêm 37 mẫu ruộng công phù sa mà ở địa bạ 1790 không có). Hơn nữa do chiến tranh loạn lạc suốt thời kì dài cùng với việc đói kém mất mùa làm dân phiêu tán nên việc chiếm hữu ruộng đất và việc phân hoá ruộng đất diễn ra chưa mạnh (thế kỉ XVIII có = 67,49% diện tích công điền và 70,75% diện tích tư điền bị bỏ hoang. Mặt khác, Tuỳ Hối cũng chịu sự tác động của chính sách bảo vệ ruộng đất công của nhà nước phong kiến đương thời (cấm việc đầu cơ mua bán ruộng đất). Một lý do mang tính đặc thù của Tùy Hối đó là theo truyền thuyết, khi Trần Quốc Tảng đến Tùy Hối, tổ chức khai hoang, sau khi ông mất có “để lại cho làng 500 mẫu ruộng. Số ruộng này được cư dân Tùy Hối rất coi trọng, không ai dám xâm chiếm cả”[5].
Ruộng công của Tuỳ Hối tập trung ở các xứ đồng sau:
Bảng 4: Phân bố ruộng công của Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
theo các xứ đồng
STT
Tên xứ đồng
Diện tích sở hữu (mẫu.sào. thước)
1
Bảo Tường
83.0.0
2
Đông Nha
36.5.10
3
Tiền Hối Chí Linh
23.0.0
4
Hậu Linh Đường Khoái
177.6.7
5
Thằn đồng
30.0.0

Tổng
350.2.7
   (Nguồn Tuỳ Hối địa bạ 1832)
Số ruộng công trên được phân làm các hạng sau:
Bảng 5: Phân chia ruộng công của Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
theo theo các hạng
TT
Loại ruộng
Diện tích sở hữu (mẫu.sào. thước)
Tỉ lệ %
1
Ruộng hạng 1
0
0
2
Ruộng hạng 2
119.5. 6
34,1%
3
Ruộng hạng 3
230.6.11
65,9%

Tổng
350.2.7
100%
                                                 (Nguồn Tuỳ Hối địa bạ 1832)
          Việc phân chia ruộng công cho các thành viên trong làng ở Tùy Hối đầu thế kỷ XIX cũng qui định của nhà nước. Tuy nhiên có một điểm khác biệt giữa Tùy Hối với các khu vực khác đó là “trừ những người cô nhi, quả phụ, người già trên 60 tuổi, còn lại dân làng ai cũng được chia, mỗi người được khoảng một mẫu kể cả thổ cư. Ví dụ một người có 3 sào thổ rồi thì được chia 7 sào ruộng nữa”[6]. Điều này cho thấy tính công bằng, bình đẳng trong phân chia ruộng đất ở Tùy Hối.
2.2.2. Ruộng đất tư nhân
Về số lượng chung
Xu hướng chung trong tình hình ruộng đất giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là ruộng đất tư hữu ngày cảng chiếm số lượng lớn, áp đảo ruộng đất tư. Tuy nhiên, tình hình cụ thể ở từng địa phương lại rất đa dạng. Ở một số địa phương ruộng đất tư vẫn không phát triển, vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ bé so với ruộng đất công. Tùy Hối là một điển hình cho hiện tượng này.
Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, theo địa bạ Quang Trung (1790) thì số ruộng đất tư ở Tùy Hối là 160 mẫu, 1 sào, 4 thước, chiếm 25,8%. Nếu ta coi loại thổ trạch viên cư là loại đất tư thì tổng số ruộng đất tư ở Tùy Hối cũng chỉ chiếm 32%. Sang đầu thế kỷ XIX, trong khi ruộng tư trên toàn quốc (theo Sĩ hoạn tu tri lục)đã chiếm tỷ lệ 82,92%, ở Bắc Bộ chiếm khoảng 75%[7] thì ở Tùy Hối là 121 mẫu 1 sào 4 thước 4 tấc chiếm 18,9% (Nếu tính cả loại thổ trạch viên cư cũng chỉ là 33,1%) diện tích toàn xã. Như vậy, ta có thể thấy diện tích ruộng tư ở đây không những không tăng lên mà lại giảm đi (xấp xỉ 1%).
            Tỷ lệ ruộng đất tư ở Tuỳ Hối đầu thế kỷ XIX thấp hơn rất nhiều so với các địa phương khác như: Đa Ngưu (Hưng Yên) tỷ lệ diện tích tư chiếm tới 98,4%, Mộ Trạch(Hải Dương) là 83%, Cống Thuỷ(Yên Khánh – Ninh Bình) là 56,7%. So với các xã ở huyện Gia Viễn, tỷ lệ ruộng tư của Tùy Hối cũng thấp hơn nhiều: Sơn Dược chiếm 90,03%, Thiện Hối chiếm 97,4%, Thanh Quyết chiếm 92,11%, …
Về mặt nào đó thì đúng là tại Tùy Hối sự phân hoá, tư hữu ruộng đất chưa phát triển bằng các nơi khác. Nhưng cũng do những đặc thù ở Tùy Hối khiến ruộng tư hữu ở đây có tỷ lệ thấp. Đầu thế kỷ XIX, Triều đình nhà Nguyễn đã ban hành và thực thi khá mạnh mẽ chính sách ngăn cấm, xử phạt nặng những hiện tượng “chiếm công vi tư” nhằm bảo vệ công điền. Tùy Hối có lẽ là địa phương thực hiện khá hiệu quả chủ trương này. Mặt khác, ở thế kỷ XVIII, diện tích ruộng đất bị bỏ hoang ở Tùy Hối rất lớn (Xem bảng 2)vì thế bước sang thế kỷ XIX, mặc dù số dân gia tăng nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều lắm đến lượng ruộng đất công.
Những nguyên nhân trên đã có thể giúp chúng ta lý giải được hiện tượng ruộng đất tư không những không tăng lên mà lại có phần giảm đi như ở Tùy Hối.
Ruộng đất tư ở Tuỳ Hối được bố trí ở các cánh đồng Lộc Đề, Bảo Tường, Đông Nha. Phần lớn ruộng tư đều là ruộng tốt nhất trong xã (Địa bạ cho biết Tùy Hối không có ruộng hạng 1, chỉ có ruộng hạng 2 và 3) (100% diện tích ruộng tư đều là hạng 2), thuận lợi cho sản xuất. Trong đó ruộng vụ hạ (canh tác khó khăn hơn, dễ bị lũ lụt) chỉ chiếm 3 mẫu, ruộng vụ thu (việc canh tác gặp thuận lợi, chắc ăn hơn) chiếm tới 118 mẫu 1 sào 4 thước 4 tấc.
Về quy mô sở hữu
Theo thống kê từ Tuỳ Hối địa bạ Quang Trung(1790) và Minh Mạng (1832) cho ta thấy về quy mô sở hữu của ruộng đất tư như sau:
Bảng 6: Quy mô sở hữu ruộng ở Tùy Hối đầu thế kỷ XIX
TT
Quy mô
sở hữu
Cuối thế kỷ XVIII
Đầu thế kỷ XIX
Chủ sở hữu
Chủ sở hữu
Số chủ
Tỷ lệ %
Số chủ
Tỷ lệ %
1
Dưới 1 mẫu
3
75%
2
4.16
2
Từ 1-3 mẫu
0

48
58.3
3
Từ 4-5 mẫu
1
25%
3
29.16

Số liệu thống kê giai đoạn cuối thế kỷ XVIII chỉ có 4 chủ (02 người) với số thực canh là 2 mẫu 8 sào 4 thước. Còn lại có tới 113 mẫu 3 sào 4 tấc là phế canh. Trong điều kiện như vậy thì vệc đánh giá quy mô sở hữu ở giai đoạn này không còn nhiều ý nghĩa. Ở đầu thế kỷ XIX, qua thống kê cho thấy ở Tùy Hối hầu như chỉ có chủ sở hữu nhỏ. Các chủ sở hữu từ 1 đến 3 mẫu chiếm tới 58,3 %. Tuyệt nhiên không hề có tầng lớp đại địa chủ. Điều này cho thấy của các quan hệ tư hữu ở Tùy Hối chỉ diễn ra ở mức độ thấp và bộ phận nông dân tự canh là một lực lượng đông đảo trong các chủ sở hữu.
 Về sở hữu tư nhân của nữ giới
Ở địa bạ Tùy Hối năm 1790 hoàn toàn không có chủ sở hữu ruộng đất là nữ. Sang dầu thế kỷ XIX, theo thống kê ở cuốn địa bạ năm Minh mạng (1832) ở Tuỳ Hối có 53 chủ sở hữu thì số chủ sở hữu là nữ giới là 5 chiếm 9,43% số chủ sở hữu ruộng đất.
Bảng 7: sở hữu ruộng nữ giới ở Tùy Hối đầu thế kỷ XIX
TT
Chủ nữ
Diện tích sở hữu (mẫu,sào, thước)
1
Phạm Thị Phương
1.8.2
2
Phạm Thị Hạnh
2.2.0
3
Phạm Thị Phương
2.1.0
4
Phạm Thị Hạnh
3.9.0
5
Phạm Thị Hạnh
1.5.12

Tổng
11.5.14
(Nguồn Tuỳ Hối địa bạ 1832)
Trung bình 1 chủ sở hữu nữ chiếm số ruộng là 2 mẫu 3sào 3 thước. Cả 5 chủ ruộng đất là nữ đều thuộc hạng nông dân tự canh. Như vậy với việc phân bố ruộng đất cho nữ giới ở Tuỳ Hối cho thấy quan hệ ruộng đất phong kiến ở đây khá dân chủ. Người phụ nữ có quyền, có ruộng đất, có vai trò lớn trong đời sống kinh tế làng xã. Số phụ nữ đứng tên chủ ruộng đất có thể là tài sản của bố mẹ được thừa kế, có thể do mua bán hoặc do khai hoang. Dù ở phương diện nào việc phụ nữ có số lượng ruộng đất đáng kể cũng là hiện tượng đáng quan tâm.
Về ruộng đất xâm canh
Nếu như ở cuối thế kỷ XVIII diện tích ruộng xâm canh là 14 mẫu 5 sào (của xã Trung Trữ) thì sang đầu thế kỷ XIX, số ruộng đất xâm canh là 18 mẫu 6 sào 9 thước (chiếm tỉ lệ 15, 4% diện tích ruộng tư của Tùy Hối).
Bảng 8: Ruộng xâm canh ở Tùy Hối đầu thế kỷ XIX
TT
Họ và Tên
Quê quán
Diện  tích xâm canh(mẫu.sào.thước)
Hạng ruộng
1
Đặng Đình Lệ
Tổng Tri Hối
1.5.0
II
2
Đặng Khắc Trị
Tổng Tri Hối
1. 1.0
II
3
Đặng Khắc Trị
Tổng Tri Hối
1. 8.0
II
4
Đặng Đình Lệ
Tổng Tri Hối
1.5.5
II
5
Đặng Khắc Trị
Tổng Tri Hối
1.5. 0
II
6
Đặng Đình Lệ
Tổng Tri Hối
2. 5.0
II
7
Đặng Khắc Trị
Tổng Tri Hối
2.2.8
II
8
Đặng Hữu Quyền
Tổng Tri Hối
3.1.0
II
9
Đặng Đình Lệ
Tổng Tri Hối
0.2.0
II
10
Vũ Đình Định
Trung Trữ
4. 8.0
II
11
Vũ Đình Chức
Trung Trữ
1.3.0
II

Tổng

18.6.9

  (Nguồn Tuỳ Hối địa bạ 1832)
Nếu nhìn vào con số 15,4% diện tích ruộng tư là ruộng xâm canh thì có lẽ đó là con số lớn. Nhưng thực ra suốt từ năm 1790 đến năm 1832, tức là hơn 40 năm sau diện tích xâm canh cũng chỉ tăng thêm hơn 4 mẫu 1 sào 9 thước. Điều này càng cho thấy tính chất “khép kín” của kinh tế Tùy Hối, sự kém phát triển của nền kinh tế hàng háo nơi đây.
Về sở hữu tư điền của các dòng họ
Ở cuối thế kỷ XVIII, do phần lớn diện tích bị bỏ hoang, địa bạ lại chỉ ghi tên có 2 người là chủ sở hữu ruộng đất nên việc tìm hiểu tình hình sở hữu ruộng đất giữa các họ tộc danh là rất khó khăn. Đầu thế kỉ XIX, theo địa bạ 1832, Tùy Hối có 4 dòng họ là: Phạm, Nguyễn, Hoàng, Lâm và tỉ lệ phân bố ruộng đất như sau:
Bảng 9: Sở hữu ruộng đất của các dòng họ ở Tùy Hối đầu thế kỷ XIX
TT
Họ
Số chủ sở hữu
Diện tích
Số lượng
Tỉ lệ(%)
Số lượng (Mẫu.sào.thước)
Tỉ lệ(%)
1
Nguyễn
8
16,6
11.2.8
15,69
2
Phạm
33
50
64.1.0
64,71
3
Hoàng
3
8,3
10.5.13
5,88
4
Lâm
7
20,8
12.2.0
13,72
  (Nguồn Tuỳ Hối địa bạ 1832)
Sự chênh lệch về tỷ lệ chiếm hữu ruộng đất giữa các dòng họ ở Tùy Hối trên đây là do số lượng người của các dòng họ khác nhau. Đồng thời điều này cũng phản ánh thế lực của các dòng họ tại Tùy Hối là khác nhau. Những họ có đông người (như họ Phạm) thường có thế lực kinh tế hơn và nắm quyền chi phối làng xã.
Về sở hữu tư của các chức dịch
Địa bạ năm 1790 không cho biết các chức dịch có bao nhiêu ruộng đất. Đầu thế kỷ XIX, địa bạ năm 1832 cung cấp thông tin tương đối rõ ràng:
Bảng 10: Sở hữu ruộng đất của các chức dịch ở Tùy Hối đầu thế kỷ XIX
TT
Họ tên
Chức danh
Diện tích sở hữu (mẫu.sào.thước)
Tỉ lệ%
1
Phạm Phú Cơ
Lý trưởng
3.6.0
0,89
2
Nguyễn Phú Thái
Hương mục
0.0.0
0
3
Lâm Đình Thịnh
Trùm trưởng
3.0.10
2,53
4
Nguyễn Phú Thứ
Hương mục
2.8.5
2,3
Nguồn: Tuỳ Hối xã địa bạ (1832)
       Từ thống kê trên cho thấy ¾ người có chức dịch trong làng đều có diện tích ruộng đất hơn 1 mẫu trở lên, chiếm tỉ lệ 5,72% tổng diện tích tư điền của xã, một trường hợp còn lại Nguyễn Phú Thái không có ruộng tư. Như thế có thể thấy đặc điểm của Tuỳ Hối có nhiều điểm khác như nhiều địa phương khác trong toàn quốc như ở Thái Ninh - Thái Bình số lượng chức dịch không có ruộng đất chiếm 56,3% hay ở Thuỵ Anh- Thái Bình là 3,57%. Còn Từ Liêm- Hà Nội là 33, 07%.
Qua các số liệu trên cho thấy, mặc dù các chức dịch ở Tùy Hối sở hữu số lượng ruộng đất không phải là lớn. Họ chưa phải là những đại địa chủ nhưng xét trong nội bộ làng thì họ là những người nhiều ruộng tư nhất và đều chiếm ruộng tốt (hạng 2) và đều thuộc loại ruộng thu vụ (chắc ăn hơn hạ vụ). Rõ ràng là lực lượng quản lý làng xã ở Tùy Hối thuộc tầng lớp có thế lực kinh tế nhất trong làng.
Một vài nhận xét
Qua một số vấn đề về tình hình ruộng đất trên đây có thể thấy bức tranh chung về Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đó là một làng thuần nông, nông nghiệp đóng vai trò chính trong đời sống kinh tế địa phương. Điểm nổi bật trong tình hình ruộng đất Tùy Hối cuối thế kỷ XVIII đó là hiện tượng hoang hóa với số lượng lớn, trên mọi loại ruộng đất. Một điểm cần lưu ý là Tùy Hối chỉ cách đường thiên lý chừng 2km, đã từng là một nơi trù phú, dân cư đông đúc trong các thế kỷ XI, XII, XIII cùng với vai trò của Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tảng khi họ sinh sống tại vùng đất này. Vậy mà cuối thế kỷ XVIII, sau thời gian chiến tranh loạn lạc, năm 1790, Tùy Hối gần như là một làng hoang. Từ tình hình này cho ta ra đặt câu hỏi: triều đại Tây Sơn đã giải quyết vấn đề dân lưu tán, ruộng đất như thế nào? Và cũng từ địa bạ đã cho thấy vào đầu thế kỷ XIX, Tùy Hối đã phát triển trở thành một làng, xã trù phú, dân cư đông đúc. Đây phải chăng là biểu hiện của thành quả kinh tế nông nghiệp của triều Nguyễn?!
Điểm nổi bật nữa dễ nhận thấy trong tình hình sở hữu ruộng đất Tùy Hối cả ở hai thời kỳ cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX đó là ruộng đất công được duy trì và bảo tồn với số lượng khá lớn. Điều này đồng nghiã với việc các hình thức sở hữu ruộng đất khác ở Tùy Hối nhất là sở hữu tư nhân không phát triển mạnh. Chủ sở hữu tư nhân ở Tùy Hối chủ yếu là những người sở hữu nhỏ. Tuyệt đối không có địa chủ. Hiện tượng xâm canh có tồn tại nhưng không mạnh. Sau hơn 40 năm mà diện tích xâm canh tăng lên ít. Tình hình ruộng đất như vậy đã quy định kết cấu kinh tế của Tùy Hối mà trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thủ công, thương nghiệp chỉ giữ vai trò là nghề phụ. Số ruộng đất công đảm bảo cho nền kinh tế tiểu nông có một số tư liệu để duy trì và đem lại cho người nông dân ở đây có ruộng để cày cấy và sinh sống đồng thời nó cũng trói buộc người nông dân ở đây vào làng xã. Ruộng công tồn tại và được củng cố làm cho chế độ tư hữu ở Tùy Hối kém phát triển hơn so với nơi khác do đó chưa đủ sức tạo ra một sự phân hoá sâu sắc trong làng xã, chưa đủ sức để giải phóng một lực lượng nhất định ra khỏi tư liệu sản xuất và tập trung nhanh tư liệu sản xuất vào tay một số ít người (đến đầu thế kỷ XIX vẫn không có tầng lớp đại địa chủ).
Đặt Tùy Hối trong bối cảnh chung đầu thế kỷ XIX thì thấy dường như Tùy Hối không nằm trong sự vận động chung của tình hình ruộng đất cả nước(ruộng đất tư nhân phát triển lấn át ruộng đât công).  Tuy nhiên khi xem xét các điều kiện cụ thể của Tùy Hối thì điều này cũng thật dễ hiểu. Một làng gần như bị hoang hóa ở cuối thế kỷ XVIII thì đến đầu thế kỷ XIX khi dân cư có tập trung đông đúc thì sức ép của vấn đề ruộng đất là chưa cao. Tùy Hối lại có điều kiện mở rộng diện tích canh tác ở những vùng bãi bồi, phù sa ven sông. Hơn nữa, do sức nặng của truyền thống, sự ảnh hưởng những di sản của Trần Quốc Tảng (do nhân dân tạo ra) để lại nên ruộng đất công luôn được duy trì, bảo vệ một cách tự nguyện, nghiêm ngặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.          Ban thường vụ huyện ủy huyện Gia Viễn: Gia Viễn lịch sử văn hóa, tái bản 9/2005.
2.          Phan Đại Doãn (1997): Về cuộc khẩn hoang lập làng Cống Thủy (Ninh Bình). Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 5.
3.          Nguyễn Văn Khánh (1998): Biến đổi ruộng đất ở làng Mộ Trạch(Hải Dương) từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử  số 1.
4.          Nguyễn Hải Kế(1996): Một làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nxb, Khoa học Xã hội, Hà Nội.
5.          Vũ Hồng Quân (1990): Vài nét về tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 5.
6.          Vũ Văn Quân (2008): Vấn đề ruộng đất trong chính sách đối nội của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Thanh Hoá ngày 18,19-10.
7.          Nguyễn Văn Trò (2004): Ninh Bình theo dòng lịch sử, văn hóa.Nxb Văn hóa Dân tộc,Hà Nội.
8.          Đinh Văn Viễn (2010): Vài nét về tình hình ruộng đất làng Côi Trì(Yên Mô – Ninh Bình) đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử  số 12 tr 38-46.
9.          Ninh Bình tỉnh, Gia Viễn huyện, Tri Hối tổng, Tùy Hối xã địa bạ, Viện Hán Nôm, ký hiệu AG a4/16.
10.      Ninh Bình tỉnh, Gia Viễn huyện, Tri Hối tổng, các xã địa bạ, Viện Hán Nôm, ký hiệu AG a4/15.
11.      Trần triều Ngọc phả, bản lưu tại đền Quốc Mẫu (Tùy Hối-Gia Tân-Gia Viễn-Ninh Bình).




* : Thạc sỹ KHLS, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình
[1] : Trần triều ngọc phả, Tư liệu sưu tầm ở Tuỳ Hối
[2] : Trần triều ngọc phả, sđd, Tư liệu sưu tầm ở Tuỳ Hối

* : Cách ghi diện tích trong bài: mẫu.sào.thước.tấc.phân.ly. Ví dụ: 581.7.4 tức là 581 mẫu, 7 sào, 4 thước
[4] : Vũ Văn Quân: Vấn đề ruộng đất trong chính sách đối nội của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Thanh Hoá ngày 18,19-10-2008, tr 358
[5] : Nguyễn Văn Trò: Ninh Bình theo dòng lịch sử văn  hoá, Nxb VHDT,HN 2004. Tr 143.
[6] : Nguyễn Văn Trò: Ninh Bình theo dòng lịch sử,văn hóa, sđd tr 143
[7] : Vũ Văn Quân, Vấn đề ruộng đất trong chính sách đối nội của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, sđd  tr  358