VỀ “TUỲ HỐI XÃ ĐỊA BẠ” THỜI
TÂY SƠN
Dưới
thời Tây Sơn, Tuỳ Hối là một xã thuộc tổng Tri Hối, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình. (Hiện nay Tùy Hối là một thôn thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình). Nơi đây gắn liền với Nguyên Từ Quốc Mẫu và Trần Quốc Tảng. Theo bản Trần
Triều Ngọc phả lưu tại đền Quốc Mẫu ở làng Tuỳ Hối cho biết: “sau khi Hưng Đạo Đại Vương mất (ngày 20 tháng 8 năm
1300). Đức Hưng Nhượng cùng thân mẫu Trang Nương …đến xã Tùy Hối… thiết lập
cung sở, tổ chức cho dân khai hoang lập làng, khuyên bảo nhân dân phải cần cù
lao động, lấy nông nghiệp làm gốc, lấy nhân nghĩa dạy dân, phải ăn ngay ở
thẳng, cùng nhau đoàn kết, trên thuận dưới hòa, trở thành thuần phong mỹ tục.
Khi Quốc Mẫu mất Hưng Nhượng vương đã xin với nhà vua miễn thuế cho dân làng
Tuỳ Hối”.
Thời Tây Sơn, cuối thế kỷ XVIII, tình hình ruộng
đất ở Bắc Hà phần lớn bị bỏ hoang. Làng xóm dân cư phiêu tán khá nhiều. Tình
hình này đã được một số nhà nghiên cứu đề cập (Theo điều trần của Ngô Thì Sĩ:
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có tất cả 4 trấn, tổng cộng là 9668 xã, thôn thì đã có
tới 182 xã phiêu tác hoàn toàn, 443 xã phiêu tán phần lớn, 373 xã phiêu tán vừa
hoặc phải nhập vào xã khác[2]).
Cuối thế kỷ XVIII, Tùy Hối là một xã điển hình cho hiện tượng dân cư phiêu tán,
ruộng đất bị bỏ hoang. “Tùy Hối xã địa bạ” (được lập năm thứ 3 triều Quang
Trung) sẽ cung cấp cho ta thấy rõ nhưng thông tin về tình hình ruộng đất, làng
xã nơi đây hồi cuối thế kỷ XVIII.
Chúng tôi xin được giới thiệu về “Tuỳ Hối
xã địa bạ” và một số thông tin về tình hình ruộng đất ở Tuỳ Hối (nay thuộc Gia
Tân, Gia Viễn, Ninh Bình) cuối thế kỷ XVIII.
1. Về văn bản: “Tuỳ Hối xã địa bạ” (Quang Trung năm thứ
3) được chép ở phần đầu của cuốn “Tùy Hối
xã địa bạ” (Minh Mạng 12-1831), hiện được lưu giữ tại Viện Hán Nôm, ký hiệu
AG a4/16. Qua
nội dung văn bản cho biết: Địa bạ được lập lần đầu vào tháng 5 năm Quang Trung
thứ 3 (1790). Những người chịu trách nhiệm về việc biên chép địa bạ này gồm: Khán
thủ Lâm Văn Thần, Tả khai bạ Nguyễn Văn Cường. Nội dung địa bạ được xác nhận
bởi lý trưởng Phạm Thị Thấu.
2. Qua các thông tin của địa bạ cho
chúng ta biết về tình hình sở hữu ruộng đất ở Tuỳ Hối thời Tây Sơn như sau:
Công
điền 350 mẫu 2 sào 7 thước
- Nhị đẳng 110 mẫu 5 sào 5 thước
- Tam đẳng 230 mẫu 6 sào 12 thước
Xứ Bảo Tường: 83 mẫu.
- Nội
thực canh điền 20 mẫu.
- Nội
phế canh 63 mẫu.
Xứ Đông Nha: 36 mẫu 5 sào.
- Đồn
điền quan khai canh 29 mẫu.
-
Bản xã thực canh điền 5 sào.
- Nội
phế canh điền 7 mẫu 10 thước.
Xứ Tiền Hối Chí Linh: 23 mẫu.
- Nội thực canh điền 4
mẫu 9 sào.
-
Nội phế canh điền 18 mẫu 1 sào.
Xứ Thăng Đồng: 30 mẫu, đều là phế canh
Xứ Bảo Linh: 177 mẫu
6 sào .
Tư
điền xứ Lộc Đề: 160 mẫu 1 sào 4 thước(đều hạng 2).
- Nội
thực canh điền 2 mẫu 8 sào 4 thước.
- Nội
phế canh điền 113 mẫu 3 sào 4 tấc.
Thần
từ điền xứ Đông Nha: 5 mẫu (đều là phế canh).
Khu
Võ chùa: 14 mẫu.
Thần
từ thổ xứ Hậu Quan: 1 mẫu 1 sào.
Phật
tự thổ xứ Hậu Quan: 8 sào.
Tha
ma xứ Hậu Quan: 30 mẫu 7 sào.
Thổ phụ xứ Hậu Quan: 15 mẫu.
Thổ phụ xứ Hậu Linh : 20 mẫu.
Từ những thông tin trên có thể cho chúng ta một số nhận
xét bước đầu về tình hình ruộng đất ở Tùy Hối hồi cuối thế kỷ XVIII như sau:
Ở cuối thế kỷ XVIII, công điền vẫn chiếm tỉ lệ cao (350
mẫu 2 sào 7 thước = 56,4%) trong tổng số ruộng
đất của Tùy Hối. Ruộng đất tư ở Tùy Hối chiếm tỷ lệ thấp hơn rất
nhiều (160 mẫu, 1 sào, 4 thước, chiếm 25,8%. Nếu ta coi loại thổ trạch viên
cư là loại đất tư thì tổng số ruộng đất tư ở Tùy Hối cũng chỉ chiếm 32%).
Điểm nổi bật trong tình hình ruộng đất Tùy Hối cuối thế kỷ
XVIII đó là hiện tượng hoang hóa với số lượng lớn, trên mọi loại ruộng đất. Không chỉ ruộng đất công mà cả ruộng đất tư, thậm chí cả
thần từ, phật tự cũng bị bỏ hoang. Có đến 67.49% diện tích ruộng công, 70.75%
diện tích ruộng tư bị bỏ hoang. Điều này sẽ tác động sâu sắc tới tình hình
ruộng đất ở các giai đoạn sau. Một điểm cần lưu ý là Tùy Hối đã từng là một nơi
trù phú, dân cư đông đúc trong các thế kỷ XI, XII, XIII cùng với vai trò của Tô
Hiến Thành, Trần Quốc Tảng khi họ sinh sống tại vùng đất này. Vậy mà cuối thế
kỷ XVIII, sau thời gian chiến tranh loạn lạc, năm 1790, tức là gần 2 năm sau
khi “Chiếu khuyến nông” của vua Quang Trung được ban hành, Tùy Hối gần như là
một làng hoang. Từ tình hình này cho ta ra đặt câu hỏi: Kết quả việc giải quyết
vấn đề dân lưu tán, ruộng đất của triều đại Tây Sơn đạt được như thế nào?
(Bài tham gia Hội nghị Hán Nôm học năm 2012, Viện Hán Nôm)
(Bài tham gia Hội nghị Hán Nôm học năm 2012, Viện Hán Nôm)
----------------------------------
TÀI
LIỆU THAM KHẢO
1.
Ninh
Bình tỉnh, Gia Viễn huyện, Tri Hối tổng, Tùy Hối xã địa bạ, Viện Hán Nôm, ký hiệu AG a4/16.
2.
Trần
triều Ngọc phả, bản lưu tại đền Quốc Mẫu (Tùy Hối-Gia Tân-Gia
Viễn-Ninh Bình).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét