Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

LÝ LỊCH KHOA HỌC GIẢNG VIÊN

 

LÝ LỊCH KHOA HỌC GIẢNG VIÊN

 

  I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

         Họ và tên: ĐINH VĂN VIỄN     Dân tộc: Kinh       Giới tính:  Nam

         Sinh ngày 24 tháng 02 năm 1979                  

Nơi sinh: Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình

Quê quán: Gia Phong, Gia Viễn, Ninh Bình

       Chức vụ, đơn vị công tác: Giảng viên khoa Xã hội – Du lịch, Trường Đại học Hoa Lư

         Điện thoại: 0949797915     Email: dinhvanviendhhl@gmail.com

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học

Hệ đào tạo: Chính qui      Thời gian đào tạo: 4 năm (từ năm 1998 đến 2002)

Nơi học: Trường Đại học Quy Nhơn

Ngành học: Sư phạm Lịch sử

2. Thạc sĩ

            Hệ đào tạo: Chính quy, Tập trung

Thời gian đào tạo: từ năm 2007 đến năm 2009.

            Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

            Ngành học: Lịch sử

3. Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Trung

 III. QÚA TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

2002 - 2003

Giáo viên, Trường THPT Kim Sơn B

Giảng dạy

2003-2010

Giáo viên, Trường THPT Kim Sơn A

Giảng dạy, Thư ký HĐGD

2010-nay

Giảng viên, Trường ĐH Hoa Lư

Giảng dạy

3-2014-7-2021: Phó GĐ TT YTMT

 

1-8-2021 – nay: Phó trưởng khoa Văn hóa – Du lịch

 

1-4-2018: GV hạng 2

 

IV.CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

A. Bài in trên các tạp chí

1. Đinh Văn Viễn (2010): “Vài nét về tình hình ruộng đất ở Côi Trì (Yên Mô – Ninh Bình) nửa đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 12 năm 2010. Tr 38-46

2. Đinh Văn Viễn (2011): “Về bản giao ước nhượng đất, mở chợ của hai xã Côi Trì và Yên Mô năm 1755(nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6-2011Tr.69-73

3. Đinh Văn Viễn (2000): “Đinh Huy Đạo với triều đại Tây Sơn”, Tạp chí Xưa – Nay, số 77B, tr 21.

4. Đinh Văn Viễn (2010): Hướng dẫn học sinh sử dụng Sách giáo khoa trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 60 (Tháng 8 năm 2010), tr 12-13.

5. Đinh Văn Viễn (2010): “Về con đê Hồng Đức ở Ninh Bình”, Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 86 (11-2010), tr 64-66.

6. Đinh Văn Viễn (2010): “Lý Công Uẩn với Phật giáo”, Tạp chí Thế giới mới số 903 ngày 27-9-2010. ISSN 0868-3433. Tr 20-21

7. Đinh Văn Viễn (2011): “Bài học về dân chủ từ việc dời đô của Lý Thái Tổ”,

Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình số 92(tháng 5-2011). Tr 93-95

8. Đinh Văn Viễn (2011): “Chu Văn An – Nhà giáo dục”, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số ngày 1-9-2011.  Tr 49-52

9. Đinh Văn Viễn (2011): “Truyền thống hiếu học của người Ninh Bình qua một số bản hương ước cổ”Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình số 96(tháng 9-2011). Tr 64-66.

10. Đinh Văn Viễn (2012): “Ninh Ngạn (1715-1781) - Nhà nho, nhà giáo dục tiến bộ”Tạp chí Thế giới mới số 38(ngày 1-10-2012).

11. Đinh Văn Viễn (2013): Chủ trương khai hoang của nhà nước phong kiến Lê sơ và một số thành tựu tại vùng đất Ninh Bình. Tạp chí Ninh Bình xưa và nay số 1(8-2013). 

12. Đinh Văn Viễn (2013): Trần Nhân Tông: Sự dung hợp Nho, Phật. Tạp chí Ninh Bình xưa và nay số 2(12-2013). 

13.  Đinh Văn Viễn, Lương Duy Quyền (2016): Vấn đề tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 131, tháng 7-2016 (ISSN 1859 – 0810)

 14. Đinh Văn Viễn (2016): Di sản văn hóa làng Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình), Tạp chí Xưa và Nay, số 477, tháng 11 năm 2016, tr 53-56 (ISSN 868-331X).

15. Đinh Văn Viễn (2017): Truyền thống trọng lão ở làng Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình) qua Hương ước, Văn bia, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (ISSN 0866-0865), số 391, tháng 1-2017, trang 98-99. 

http://vhnt.org.vn/tin-tuc/tu-lieu-trong-nuoc/30137/truyen-thong-trong-lao-o-lang-coi-tri-qua-huong-uoc-van-bia.

16. Đinh Văn Viễn (2018): Lê Niệm và dấu ấn tại vùng đất Ninh Bình, Tạp chí Giáo dục và Xã hôi (ISSN 1859-3917), tháng 6 năm 2018, tr 230-233,252.
17. Đinh Văn Viễn (2018): Khuyến học ở làng xã Ninh Bình qua hương ước cổ, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 408, tháng 6-2018, trang 25-27.

18. Đinh Văn Viễn (2018): Ninh Ngạn và tác phẩm Vũ Vu thiển thuyết, Tạp chí Xưa và Nay, số 495, tháng 5 năm 2018, tr 22-25 (ISSN 868-331X).

19. Đinh Văn Viễn, Đinh Thị Thúy Hường (2018): Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự học, Tạp chí Giáo dục và Xã hôi (ISSN 1859-3917), số đặc biệt tháng 8 năm 2018, tr 9-13.

20. Đinh Văn Viễn, Đinh Thị Thúy Hường (2018): Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, Tạp chí Khuông Việt (ISSN 1859-2511), số 43, tháng 8 năm 2018, tr 40-42.

21. Đinh Văn Viễn (2018), Khuyến học ở làng Côi Trì qua tư liệu hương ướcTạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 8, tr.32-37.

21. Đinh Văn Viễn (2019): Chính sách của vua Lê Thánh Tông với Phật giáo, Tạp chí Khuông Việt (ISSN 1859-2511), số 47, năm 2019. trang 39-45.

22. Đinh Văn Viễn, Nguyễn Văn Mão (2020): Hồ Quý Ly với Phật giáo, Tạp chí Khuông Việt (ISSN 1859-2511), số 48 + 49, năm 2020. trang 26-29

23. Đinh Văn Viễn, Nguyễn Văn Mão (2020): Quảng Phú hầu Nguyễn Cảnh Hà với Phật giáo xứ Nghệ, Tạp chí Khuông Việt (ISSN 1859-2511), số 50, năm 2020. trang 50-55

24. Đinh Văn Viễn (2021), Hồ Chí Minh với các giá trị đạo đức của Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (ISSN 2734-9195), số 170, tháng 9 năm 2021, tr 60-63.

https://tapchinghiencuuphathoc.vn/ho-chi-minh-va-cac-gia-tri-dao-duc-phat-giao.html

25. Đinh Văn Viễn, Trịnh Thị Hường (2021), Phát huy giá trị của Hương ước cải lương về vấn đề giáo dục trong thời kỳ hiện nay (qua trường hợp nghiên cứu Ninh Bình, Thái Bình), Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 476 (tháng 10-2021), tr.105-108.

26. Đinh Văn Viễn (2021), Tìm hiểu chính sách của vua Gia Long đối với Phật giáo, Tạp chí Văn hóa Phật giáo (ISSN 2734-9128), số 378, tháng 11 năm 2021, tr 62-67.

27. Đinh Văn Viễn (2021), Chùa Quảng Công ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Văn hóa Phật giáo (ISSN 2734-9128), số 378, tháng 11 năm 2021, tr 56-62.

28. Đinh Văn Viễn, Nguyễn Văn Mão (2021): Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa, Tạp chí Giáo dục và Xã hôi (ISSN 1859-3917), số tháng 12 năm 2021, tr.298-302.

29. Đinh Văn Viễn, Nguyễn Trường Sơn (2021), Một số phong tục trong Hương ước cải lương ở Lâm Thao (Phú Thọ) trước năm 1945, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 449 (tháng 1-2021), tr.29-31.

30. Đinh Văn Viễn (2022), Buổi đầu thời kỳ Lê Trung Hưng với Phật giáo: trường hợp Bình An vương Trịnh Tùng; Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 399 (15-10-2022), trang 50-55.

31. Đinh Văn Viễn (2022), Giáo dục, khoa cử Ninh Bình thời Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 11 (559) (11-2022), tr.54-61.

B. Kỷ yếu Hội nghị, Hội thảo khoa học

1. Đinh Văn Viễn (2001): “Tìm hiểu về khối NATO thời kỳ sau Chiến tranh lạnh (1989-1999)”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên, ĐH Quy Nhơn. Tr 100-106

2. Đinh Văn Viễn (2010): “Tìm hiểu Côi Trì Đinh bạ - 1722”, Bài tham luận Hội nghị Hán Nôm học năm 2009, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội ngày 14 tháng 1; In trong sách “Thông báo Hán nôm học 2009”, Viện nghiên cứu Hán nôm, Nxb Thế giới, HN- 2010, tr 1065-1070.

3. Đinh Văn Viễn (2011): “Một số tư liệu Hán Nôm về Làng Côi Trì (Yên Mô – Ninh Bình)”, Bài tham luận Hội nghị Hán Nôm học năm 2010, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội ngày 28 tháng 10; In trong sách “Thông báo Hán nôm học 2010”, Viện nghiên cứu Hán nôm, Nxb Thế giới, HN-2011. 

4. Đinh Văn Viễn (2011): “Thiền sư Khuông Việt với hai triều Đinh, Tiền Lê”, Bài tham gia Hội thảo khoa học quốc tế “Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỉ nguyên độc lập” do Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Phật giáo Việt Nam tổ chức ngày 18-3-2011 tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Tr 277-283

5. Đinh Văn Viễn (2011): “Nguyễn Ái Quốc và sự vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc “Một thế kỉ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước”do Đại học Sài Gòn tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm 2011. ĐH Sài Gòn Xb 6-2011, tr 506-512

6. Đinh Văn Viễn (2011): “Sự kết hợp tư tưởng Nho giáo và Phật giáo trong đường lối trị nước của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Chúa – Bồ tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) với Phật giáo triều Nguyễn”do Viện nghiên cứu tôn giáo và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức vào ngày 22,23 tháng 8 năm 2011. Tr 437-442

7. Đinh Văn Viễn (2011): “Sự kết hợp tư tưởng Nho giáo và Phật giáo trong đường lối trị nước của Trần Nhân Tông”Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Trần Nhân Tông và con đường chính pháp”, TT UNESCO nghiên cứu và ứng dụng Phật học, Hội KHLSVN tổ chức ngày 24- 11-2011 tại Hà Nội.

8. Đinh Văn Viễn (2012): Về nhân vật Đinh Huy Đạo (1737-1799)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nhà Đinh với sự nghiệp thống nhất, phát triển đất nước”, UBND tỉnh Ninh Bình, Viện sử học tổ chức ngày 07 tháng 1 năm 2012 tại tp Ninh Bình.

9. Đinh Văn Viễn (viết chung với Nguyễn Huy Thiêm) (2011): Về Tùy Hối xã địa bạ và một số thông tin về tình hình ruộng đất ở đầu thế kỷ XIX”, Bài tham luận Hội nghị Hán Nôm học năm 2011, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội ngày 24 tháng 11; In trong sách “Thông báo Hán nôm học 2011”, Viện nghiên cứu Hán nôm, Nxb Thế giới, HN-2012.

10.  Đinh Văn Viễn (2012): Về Tùy Hối xã địa bạ thời Tây Sơn”, Bài tham luận Hội nghị Hán Nôm học năm 2012, Viện nghiên cứu Hán Nôm tổ chức tại Hà Nội ngày 4 tháng 12 năm 2012.

11. Đinh Văn Viễn (2012): Tình hình sở hữu ruộng đất làng Tùy Hối (nay thuộc Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình) thế kỷ XVIII, đầu XIX qua tư liệu địa bạ, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ IV Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững, Hà Nội, 26 - 28/11/2012

12. Đinh Văn Viễn (2012): “Vấn đề tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc “Đổi mới kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ”do Đại học Sài Gòn tổ chức vào ngày 14 tháng 12 năm 2012.

13. Đinh Văn Viễn (2014): Thành phố Ninh Bình trên con đường phát triển bền vững. Hội thảo khoa học Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Ninh Bình, Thành ủy Ninh Bình, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Ninh Bình tổ chức, 12 tháng 5 năm 2014.

15. Đinh Văn Viễn (2017): Nhà Đinh với Phật giáo, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Họ Đinh với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, Viện sử học, UBND Tỉnh Ninh Bình, ban LL họ Đinh VN tổ chức, Ninh Bình tháng 4-2017, trang 173-176.

16. Đinh Văn Viễn (2017) (viết chung với PGS, TS Nguyễn Duy Bính), “Di sản văn hóa làng truyền thống và việc sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (qua ví dụ di sản văn hóa làng Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình)”// Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Trường ĐHSP Hà Nội, Nxb ĐHQG Hà Nội, tr.549-559.

17. Đinh Văn Viễn (2018): Lệnh chỉ của triều đình Lê - Trịnh liên quan đến việc thờ cúng đền vua Đinh, vua Lê; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia “Vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam”, trang 545-552; Tỉnh ủy NB, UBND tỉnh NB, Viện HLKHXHVN, Hội KHLSVN, Ninh Bình tháng 4-2018.

18. Đinh Văn Viễn, Nguyễn Văn Mão (2018): Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính quyền cơ sở; sách "Kế thừa và phát huy tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh tăng cường thế và lực của đất nước trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập" (ISBN 978-604-73-6262-2), Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh, Đại học Phú Yên, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, tr 435 - 466.

19.  Đinh Văn Viễn, Vũ Thị Hường (2018): Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn di sản văn hóa ở Ninh Bình, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất “Phát triển du lịch bền vững ở miền Trung Việt Nam và ASEAN” (ISBN: 978-604-956-319-5), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 246-259.

20. Đinh Văn Viễn (2018): Lệnh chỉ của triều đình Lê - Trịnh liên quan đến việc thờ cúng đền vua Đinh, vua Lê; Kỷ yếu Hội nghị Hán Nôm học 2018. Hội nghị Hán Nôm học 2018, tr.

21. Đinh Văn Viễn (2019): Thành tựu khoa bảng Ninh Bình thời Nguyễn; Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế KHOA CỬ NHO HỌC VIỆT NAM (1075-1919) – 100 NĂM NHÌN LẠI / The Vietnamese Confucian Examination System (1075-1919) and Its Legacy, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 15-8-2019.

22. Đinh Văn Viễn (2019): Cộng đồng người Việt ở Viêng Chăn giai đoạn cuối thế kỷ XIX – nửa đầu thế kỷ XX; Hội thảo Khoa học Quốc tế Phật giáo Việt Nam - Lào, chủ đề “Phật giáo Việt Nam tại Lào: Lịch sử, Thực trạng và Định hướng phát triển”), Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Lào, 12-2019.

23. Đinh Văn Viễn, Nguyễn Văn Quảng (2019), Phật giáo vùng đất Quảng Bình trước thế kỉ XI, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phật giáo Quảng Bình xưa và nay, trang 27-48.

24. Đinh Văn Viễn (2020): Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin và sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh vào xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam; Kỷ yếu Hội thảo khoa học "100 năm chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin", trường Đại học Hoa Lư, trang 160-169. [Nhà xuất bản Đại học Huế; Số xác nhận đăng ký xuất bản: 4264-2020/CXBIPH/01-56/ĐHH. Quyết định xuất bản số 238/QĐ/ĐHH-NXB, cấp ngày 21 tháng 10 năm 2020. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020. ISBN: 978-604-974-686-4].

25. TS. Đinh Văn Viễn (2022): Phó bảng Lã Xuân Oai và việc khai hoang thành lập Tổng Tam Đồng (Nho Quan, Ninh Bình); Kỷ yếu Hội thảo Khoa học "Ninh Bình trong tiến trình lịch sử và sự nghiệp đổi mới", Ninh Bình ngày 23 tháng 3 năm 2022, trang 427-441.  

26. TS. Đinh Văn Viễn, PGS, TS. Nguyễn Duy Bính (2022): Một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Nho Quan, Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học "Ninh Bình trong tiến trình lịch sử và sự nghiệp đổi mới", Ninh Bình ngày 23 tháng 3 năm 2022, trang 494-502. 

27.  TS. Đinh Văn Viễn (2022): Hồ Chí Minh với các giá trị đạo đức của Phật giáo; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học "Bác Hồ với Phật giáo", Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức, Vinh ngày 08 tháng 5 năm 2022, trang 525-531.  

"Bác Hồ với Phật giáo",  Thích Thọ Lạc, Chu Văn Tuấn (đồng chủ biên); Nxb KHXH, Hà Nội, 2022, Mã số ISBN: 978-604-364-313-8; tr.615-624. 

28. TS. Đinh Văn Viễn, Nguyễn Văn Mão (2022): Cải cách của Trung chúa Khúc Hạo dáp ứng yêu cầu của lịch sử, tạo nền tảng phát triển cho dân tộc; Kỷ yếu Hội thảo Khoa học "Công cuộc trung hưng đất nước của họ Khúc đầu thế kỷ X", ĐHQG tp HCM, Hội KHLSVN, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức, Tp HCM ngày 28 tháng 5 năm 2022, trang 74.  

29. TS. Đinh Văn Viễn (2022): Phạm Thận Duật và một số vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng; Tọa đàm Khoa học "Phạm Thận Duật trong dòng chảy lịch sử Việt Nam", Quỹ Giải thưởng Phạm Thận Duật, Hội KHLSVN tổ chức, Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2022.

30.  TS. Đinh Văn Viễn (2022): Một số suy nghĩ về công tác nghiên cứu sưu tầm và chuyên mục nghiên cứu sưu tầm trên tạp chí Văn nghệ Ninh Bình; Hội thảo "Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình: 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển", Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình tổ chức, Ninh Bình, ngày 18 tháng 12 năm 2022.

                  

C. Đề tài nghiên cứu khoa học.

1. Sử dụng phim tư liệu khoa học trên phần mềm Microsf Powepoint nhằm nâng cao hiệu quả bài học phần Lịch sử Việt Nam (1954-1975) ở trường THPT. Đề tài NCKH cấp cơ sở. Trường Đại học Hoa Lư năm 2011. Đạt loại xuất sắc.

2. Chủ biên giáo trình Lịch sử địa phương Ninh Bình (dành cho ngành Việt Nam học). (lưu hành nội bộ). Bài giảng được nghiệm thu tháng 12 năm 2012. Đạt loại xuất sắc.

3. Nghiên cứu sự biến đổi của một số giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở Ninh Bình. Đề tài cấp tỉnh, thực hiện trong hai năm 2013-2014. Thư ký khoa học đề tài.

4. Chủ nhiệm đề tài: Khảo sát di sản văn hóa ở Yên Mỹ (Yên Mô-Ninh Bình), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Hoa Lư 6/2017.

5. Nghiên cứu 25 năm văn học Ninh Bình (1992-2017). Đề tài cấp tỉnh 2017-2018. Thành viên tham gia. TS Nguyễn Mạnh Quỳnh chủ nhiệm.

6. Hương ước cải lương ở tỉnh Ninh Bình: nội dung và bài học cho việc quản lý nông thôn hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Hoa Lư (từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021). Ban chủ nhiệm gồm: TS. Đinh Văn Viễn (chủ nhiệm), các thành viên: Ths. Lê Thị Huệ, Ths. Nguyễn Thanh Hòa, Ths. Nguyễn Thị Hồng Nhung, Ths. Nguyễn Thị Hằng. QĐ nghiệm thu số 731/QĐ-ĐHHL, ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Lư. HĐ nghiệm thu ngày 8-12-2021 (chủ tịch TS Đoàn Sỹ Tuấn. Thư ký Lương Thị Tú, PB Dương Thị Dung, Phạm Thị Loan, UV Trần Thị Thu). Kết quả: 9.18 điểm, loại Xuất sắc.

7. Tín ngưỡng thờ thánh Nguyễn ở tỉnh Ninh Bình. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Hoa Lư (từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 10 năm 2023). Ban chủ nhiệm gồm: TS. Đinh Văn Viễn (chủ nhiệm), các thành viên: Ths. Lê Thị Huệ, Ths. Nguyễn Thanh Hòa, Ths. Lương Duy Quyền, Ths. Phạm Thị Loan. 

QĐ thành lập HĐ xét duyệt Số: 438/QĐ - ĐHHL cảu Hiệu trg ĐH HL, ngày 24 tháng 10 năm 2022


QĐ nghiệm thu số 731/QĐ-ĐHHL, ngày 29 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Lư. HĐ nghiệm thu ngày 8-12-2021 (chủ tịch TS Đoàn Sỹ Tuấn. Thư ký Lương Thị Tú, PB Dươgn Thị Dung, Phạm Thị Loan, UV Trần Thị Thu). Kết quả: 9.18 điểm, loại Xuất sắc.

D. Sách, Tài liệu tham khảo

1. Đinh Văn Viễn (chủ biên), Lê Thị Huệ, Lương Duy Quyền (2012), Lịch sử địa phương Ninh Bình (tài liệu dùng cho sv ngành VNH), Ninh Bình.

1. Đinh Văn Viễn, Đoàn Sỹ Tuấn, Tưởng Thị Thắm, Lưu Thị Thanh Mai (Đồng chủ biên) (2017), Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam (biên soạn, tuyển chọn), Nxb ĐHQG Hà Nội. ISBN: 978-604-62-9828-1; Số xác nhận đăng ký xuất bản: 3897-2007/CXBIPH/3-361/ĐHQGHN.

2. Đoàn Sỹ Tuấn (cb), Ths Phạm Thành Trung, Ths Bùi Duy Bình, Ths Lương Duy Quyền, Ths Dương Trọng Hạnh, Ths Đinh Văn Viễn, Ths Lê Thị Lan Anh, Ths Lê Thị Ngọc Thùy, Ths Đào Thị Thu Phươgn (2016), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho sinh viên hệ đại học cao đẳng chính quy); Số xác nhận đăng ký xuất bản: 1861-2016/CXBIPH/11-179/ĐHQGHN; Mã ISBN: 978-604-62-5785-1.

3. Thích Tâm Hiệp (cb), Trần Tiên Tiến, Phan Anh Dũng, Nguyễn Đức Tố Lưu, Nguyễn Quang Khải, Đinh Văn Viễn (2021), Quốc sư Minh Không qua di sản văn hóa đền Thánh Nguyễn, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. Số xác nhận ĐKXB: 174-2021/CPBIPH/122-04/HĐ; số QĐXB của nxb: 109/QĐ-NXBHĐ cấp ngày 29 tháng 1 năm 2021. ISBN: 978-604-321-305-8.

4. PGS, TS Nguyễn Hồng Dương, PGS,TS.Nguyễn Phú Lợi, TS. Đinh Văn Viễn (đồng chủ biên) (2021), Lịch sử Phật giáo Yên Mô - Ninh Bình. Nxb Tôn giáo, Hà Nội. ISBN: 978-604-61-7914-6; Số ĐKXB: 2490-2021/CXBIPH/07-73/TG; QĐXB: 383/QĐ-NXBTG ngày 23 tháng 8 năm 2021. In xong nộp lứu chiểu quý IV năm 2021.

5. TT Thích Thọ Lạc, NNC Nguyễn Đại Đồng (đồng chủ biên), PGS, TS Nguyễn Quang Hồng, TS. Đinh Văn Viễn, TS Đặng Như Thường (2021), Lịch sử Phật giáo Nghệ An. Nxb Tôn giáo, Hà Nội. ISBN: 978-604-61-8035-7; Số ĐKXB: 3784-2021/CXBIPH/01-100/TG; QĐXB: 482/QĐ-NXBTG ngày 22 tháng 11 năm 2021. In xong nộp lưu chiểu quý IV năm 2021.

6. TS.Thích Phước Đạt, TS.Thích Hạnh Tuệ, TS.Thích Nữ Thanh Quế, TS.Đinh Văn Viễn (2022), Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Nxb ĐHQG Hà Nội. ISBN: 978-604-352-420-8; Số xác nhận ĐKXB: 162-2022/CXBIPH/15-15/ĐHQGHN.

7. TS.Thích Hạnh Tuệ, TS.Đinh Văn Viễn (đồng chủ biên) (2022), Văn hóa Phật giáo Lý – Trần . Nxb Dân Trí. ISBN: 978-604-385-420-6; Quyết định xuất bản: 2399/QĐXB-NXBDT; ngày 13 tháng 10 năm 2022.

8. Đinh Văn Viễn (2022), Phó bảng Lã Xuân Oai: cuộc đời và sự nghiệp (sách chuyên khảo); Nxb KHXH, Hà Nội. ISBN: 978-604-364-248-3; Số xác nhận ĐKXB: 3390-2022/CXBIPH/1-226/KHXH. Quyết định xuất bản: 277/NXB KHXH; ngày 19 tháng 10 năm 2022. in xong nộp lưu chiểu năm 2022.


 

 

 IV. Khóa luận, luận văn, luận án.

1. Đinh Văn Viễn (2002): “Chính sách đóng cửa của Mạc Phủ Tôkưgawa và những tác động của nó”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Sử-ĐH Quy Nhơn.

2. Đinh Văn Viễn (2009): “Làng Côi Trì (Yên Mô – Ninh Bình) từ thế kỷ XV đến XIX”, Luận văn Thạc sĩ KHLS, ĐHSP Hà Nội.

3. Đinh Văn Viễn (2019): “Làng Côi Trì (Yên Mô – Ninh Bình) từ thành lập đến giữa thế kỷ XIX”, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

 

V. Hướng dẫn khóa luận 

 

 

 

 

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Báo Thanh niên trích dẫn bài viết của Đinh Văn Viễn tại Hội thảo về Đào tạo tín chỉ

Sinh viên phải chủ động trong học chế tín chỉ
20/12/2012 3:00
Học chế tín chỉ đã thực hiện trong hơn 100 trường ĐH, CĐ qua gần 20 năm nhưng phần lớn sinh viên chưa quen với phương pháp học để đạt hiệu quả cao.
Các trường ĐH đào tạo theo tín chỉ luôn khẳng định đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo bằng tiêu chí “lấy người học là trung tâm”. Thế nhưng trên thực tế, người học lại chưa được đặt đúng vị trí đó.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận định: “Lớp học quá đông, giảng viên không có thời gian hướng dẫn sinh viên (SV) làm bài tập, bài kiểm tra nên chủ yếu thuyết giảng, trong khi cần phải kết hợp nhiều hình thức như thuyết giảng, thảo luận, thực tập, thí nghiệm, nghiên cứu, mô phỏng… Phương pháp giảng dạy theo nhóm nhỏ cần được chú trọng nhiều thì chưa làm được”. Theo PGS Tống, đây chính là phương pháp giúp SV thực sự là trung tâm, thúc đẩy tinh thần độc lập và chủ động của SV, tạo ra nhiều cơ hội tương tác giữa giảng viên và SV.
Một giảng viên Trường ĐH Sài Gòn chia sẻ: “Mỗi lớp học cả trăm SV là chuyện không hề hiếm ở các trường ĐH dẫn đến tình trạng một giảng viên không thể nào bao quát hết được. Cho dù học tín chỉ thì giờ lên lớp giảm, chủ yếu SV phải tự học nhưng không có nghĩa là giảng viên không quan tâm gì đến SV. Tình hình như hiện nay giảng viên có muốn quan tâm cũng không có điều kiện. Hậu quả là không ít SV cảm thấy chơi vơi, mất định hướng”.
Theo học chế tín chỉ, SV phải chủ động, biết cách tự học, có phương pháp học thích hợp mới đạt kết quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không phải SV nào cũng hiểu rõ điều này. Trong khi đó, nhiều giảng viên chưa thể trở thành cố vấn học tập thực sự của SV nên khá đông SV cảm thấy lúng túng.
Khảo sát từ 1.691 SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), PGS-TS Tô Minh Thanh, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, nhận xét khoảng 55,3% SV không duy trì được thời gian tự học trong tuần. PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang và thạc sĩ Trần Trung Tuấn, Viện Kế toán - Kiểm toán Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết khảo sát một số trường ĐH, đến 75% SV không có thói quen tự học, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. “Một thực tế là SV ngày nay rất lười đọc sách, trong đó có sách tham khảo. Dù được giảng viên hướng dẫn cụ thể nhưng 85% SV chỉ đọc một số sách chuyên ngành khi phải trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra” -  TS Quang cho hay.
Thạc sĩ Đinh Văn Viễn, Trường ĐH Hoa Lư (Ninh Bình), nhấn mạnh SV đóng vai trò quyết định để học tốt trong học chế tín chỉ. Ông Viễn khuyên: “Trên lớp cần tập trung nghe giảng, suy nghĩ và hăng hái phát biểu, tích cực trong việc làm bài tập nhóm; ở nhà thì cần xây dựng kế hoạch học tập hợp lý”.
Mỹ Quyên
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121219/sinh-vien-phai-chu-dong-trong-hoc-che-tin-chi.aspx
http://hssv.tienphong.vn/hoc-duong-ky-tuc-xa/606047/Sinh-vien-phai-chu-dong-trong-hoc-che-tin-chi.html
http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Giao-duc/85/2945/Sinh-vien-phai-chu-dong-trong-hoc-che-tin-chi.aspx