Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Đinh Văn Viễn: VỀ BẢN GIAO ƯỚC NHƯỢNG ĐẤT, MỞ CHỢ CỦA HAI XÃ CÔI TRÌ VÀ YÊN MÔ NĂM 1755 (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình)

VỀ BẢN GIAO ƯỚC NHƯỢNG ĐẤT,  MỞ CHỢ
CỦA HAI XÃ CÔI TRÌ VÀ YÊN MÔ NĂM 1755
(nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) 
(Tiếp theo và hết)
Thạc sỹ Đinh văn Viễn – ĐH Hoa Lư, Ninh Bình
II. Phiên âm:

Đinh Văn Viễn: VỀ BẢN GIAO ƯỚC NHƯỢNG ĐẤT, MỞ CHỢ CỦA HAI XÃ CÔI TRÌ VÀ YÊN MÔ NĂM 1755 (nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình)

VỀ BẢN GIAO ƯỚC NHƯỢNG ĐẤT,  MỞ CHỢ
CỦA HAI XÃ CÔI TRÌ VÀ YÊN MÔ NĂM 1755
(nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình)
Thạc sỹ Đinh văn Viễn – ĐH Hoa Lư, Ninh Bình
Làng Yên Mô (nay thuộc xã Yên Mạc, Yên Mô - Ninh Bình) được thành lập vào khoảng giữa thế kỷ XV.  Bên cạnh Yên Mô là làng Côi Trì (nay thuộc xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là một làng được thành lập sau công cuộc khai hoang theo “phép chiếm xạ” thời Lê sơ, gắn liền với sự ra đời của con đê Hồng Đức (1472).
Từ sau khi được thành lập Côi Trì và Yên Mô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Yên Mô đã từng là đất đững chân của các cư dân đầu tiên đến khai hoang lập làng Côi Trì. Yên Mô và Côi Trì cùng đắp, bảo vệ con đê Hồng Đức, cùng thờ một vị thành hoàng (thần Câu Mang),…
Đến thế kỷ XVII, XVIII, Côi Trì và Yên Mô đã là những làng (xã) thuộc loại lớn, có nền nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. Hơn nữa hai làng này có những điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thương, buôn bán: cạnh sông Bút, sông Càn, gần cửa biển Thần Phù,…Vì vậy nhu cầu mở chợ để phục vụ cho giao lưu, buôn bán đã xuất hiện. Những tranh chấp về địa điểm họp chợ, ngày họp chợ đã diễn ra. Vì vậy hai làng Yên Mô và Côi Trì đã cùng thỏa thuận tương nhượng đất, thành lập thêm chợ Bút(cho xã Côi Trì), bên cạnh chợ Mo (của xã Yên Mô), quy định ngày họp chợ của chợ Mo, chợ Bút.
Bản giao ước nhượng đất, mở chợ, quy định ngày họp chợ của hai làng Yên Mô và Côi Trì là một minh chứng cho sự phát triển của kinh tế (nhất là thương nghiệp)của Côi Trì, Yên Mô nói riêng của Đại Việt nói chung trong các thế kỷ XVII, XVIII nói chung. Vì vậy chúng tôi xin giới thiệu văn bản này:
Bản giao ước này được chép trong cuốn “Ninh Thị khảo đính” của Ninh Tốn (Cuốn sách này chưa thấy nhắc đến trong các nghiên cứu trước đây về Ninh Tốn. Hiện nay cuốn sách được lưu giữ ở nhà cụ Ninh Văn Yết, xóm Bút Thị , xã Yên Mỹ, . Xin giới thiệu trong một dịp khác). “Ninh Thị khảo đính” được viết bằng chữ Hán, dày trên 100 tờ, khổ 18 x 27 cm. Mỗi tờ được viết trên một mặt giấy. Mỗi mặt giấy có 8 hàng viết tay. Trừ một số tờ đầu bị mất góc và một số tờ cuối bị mất hiện nay sách còn khá đầy đủ, giấy tốt, chữ viết rõ ràng.
Riêng bản giao thư này được chép trong 8 tờ, chữ viết còn rõ ràng. Căn cứ vào nội dung cuối thì thấy bản giao ước này được lập vào ngày 12 tháng 12 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 16 (tức năm 1755 thời Lê Hiển Tông). Giao ước do Hy Tăng (được bầu làm Hậu thần)soạn. Hy tăng tiên sinh, họ Ninh, tên chữ là Ngạn, hiệu Dã Hiên, người Côi Trì, là thân phụ của Tiến sĩ, Binh bộ thượng thư Ninh Tốn. Ninh Hy Tăng (1715-1781) là người tinh thông Nho học, từng được thăng chức tứ phẩm và được ấm phong Hàn lâm viện thị độc. Ninh Hy Tăng để lại sách “Thiển thuyết” gồm hai thiên Thượng và Hạ(được Ninh Tốn cho khắc vào bia đá, nay còn ở nhà thờ họ Ninh ở Côi Trì) và tập thơ “Phong vịnh tập”. Năm 1755, Hy Tăng là người soạn nên bản giao ước nay sau đó ông còn bỏ tiền ra mở chợ Bút cho làng Côi Trì. Sau đây xin giới thiệu về bản giao ước này
 I. Văn bản

 
  , 潘谨 , , 宿, , 潘勤 , , , , . , , , , , , , ,   , ,  , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,  文。
         言處 訟 事  
端 不 能 止 毒 手 拳 加 此 矣 而 未 肯 灰 致 二 社 云 人 術 北     釁 越
肥 廋 殊 太 无 情 争 言 思 之 良 可醜 也 私 幸 遇
    (hai chữ bị mờ)                      (thí  )     尚。  
  於 去 旧 汚 成 克 固 有 東 边 苙 一 石 揭  直 至 中 段 曲 尺 与 向  西 又 三 石 揭 以 此 为 界 靣 界 之
南 此 闊 自 東 迄 西 以 长 三 十 伍 一 度 爲  相 讓 之 所 瑰 池 之 人 有 處 此 之 田 則 出 稅 于 瑰 池 社 安 谟 有 此 處 之 田 則 出 稅 于 安 谟 社 使 自石 揭 以  于 瑰 池 社 却 除 讓 處 以 南 邊 于 安 谟 各 立 交 書 並 執 一道 世 世 遵 守(nhi ) 昔 之 相 争 今 还 為 相 讓
言 歸 于 好 矣 迹 夫 还 五 百 年 不 辨 之 界 一旦 而 始 分 襀  十 餘 世不 解   怨 譽 一朝 而 尽 釋 是 豈 偶 然 之 故 哉 此 盖 二 社 同 恭奉
本 土 皇 帝 上 等 神 詞 默 相 陰 扶 圴 淑 人 心 使自 (1 chữ bị mờ. Có thể là chữ “quy”) 厚 之 所 致 也 嗣 後 交 書 既 事 二 社 之 人 或 以 私 意 小 智    起 争 端 不 据 文 書 不 遵 界 暍 幽
 神 鉴 顯  付 人 非 無 以 自 立 天 地 之 间 交 書 其 图 并 雜 券 付 列 于 左
: 二 社 有侵耕田其 花 穀 止 许 廵 番 每 高 一 把 脫 有 不 谨 依 律 荒    其 相 讓 度 许 瑰 池 人 接 近 廵 宿 执 水 花 穀 並 荒 償 办 如 之
: 二 社 謨 巿 筆 巿 其 謨 巿 以 初 二 初 七 為 番 如 遇 番 日 則 筆 巿 不 得 私 會 並 就 謨 巿 會 此 筆 巿 以 初 五 初 十 為 番 如 遇 小 月 例 在 二 十 九 日 其 筆 番 謨 巿 不 得 私 會 並 就 筆 巿 會 叶
: 瑰 池 社 謨 巿 會 在 官  堤 其 中 路 以 東 乃   本 社 地 分 兹 本 社 記 许 瑰 池 社 會 巿 其 巿 内 各 事 皆 在 瑰 池 社 所 受 本 社 並 無 干 及 以 上 各 例 矣 属 内衙 门 倌 用 為 印 凴
十六   。社 记。縣 记。縣 记。百 记。百 记。百 记。

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Đinh văn Viễn: Hội nghị Hán nôm học năm 2011


VỀ “ TUỲ HỐI XÃ ĐỊA BẠ”
VÀ NHỮNG TƯ LIỆU RUỘNG ĐẤT Ở TUỲ HỐI
(GIA VIỄN – NINH BÌNH) ĐẦU THẾ KỶ XIX
Đinh Văn Viễn([1])
Nguyễn Huy Thiêm([2])

Tuỳ Hối (nay thuộc xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là một làng được thành lập sớm. Nơi đây gắn liền với những nhân vật nổi tiếng thời Trần: Nguyên Từ Quốc Mẫu và Trần Quốc Tảng. Theo bản Trần Triều Ngọc phả(xin giới thiệu vào dịp khác) lưu tại đền Quốc Mẫu ở làng Tuỳ Hối cho biết: sau khi Hưng Đạo Đại Vương mất( ngày 20 tháng 8 năm 1300). Đức Hưng Nhượng cùng thân mẫu Trang Nương …đến xã Tùy Hối… thiết lập cung sở, tổ chức cho dân khai hoang lập làng, khuyên bảo nhân dân phải cần cù lao động, lấy nông nghiệp làm gốc, lấy nhân nghĩa dạy dân, phải ăn ngay ở thẳng, cùng nhau đoàn kết, trên thuận dưới hòa, trở thành thuần phong mỹ tục. Khi Quốc Mẫu mất Hưng Nhượng vương đã xin với nhà vua miễn thuế cho dân làng Tuỳ Hối.
     Lâu nay nhiều nhà nghiên cứu lịch sử dựa vào số liệu ở Sĩ hoạn tu tri lục đều cho rằng đầu thế kỷ XIX, ruộng công làng xã bị thu hẹp thì các tư liệu địa phương, địa bạ lại cho thấy tình hình sở hữu ruộng đất là rất đa dạng. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Tuỳ Hối đầu thế kỷ XIX là một trường hợp như vậy.
 Chúng tôi xin được giới thiệu về “Tuỳ Hối xã địa bạ” một số thông tin về tình hình ruộng đất ở Tuỳ Hối (nay thuộc Gia Tân, Gia Viễn, Ninh Bình) đầu thế kỷ XIX.
1. Về văn bản: “Tuỳ Hối xã địa bạ” hiện được lưu giữ tại Viện Hán Nôm, ký hiệu AG a4/16. Văn bản viết bằng chữ Hán, chữ viết chân phương, gồm 25 tờ. Qua nội dung văn bản cho biết: Địa bạ được lập lần đầu vào ngày 25 tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 12(1831). Những chức sắc của Tuỳ Hối kê khai địa bạ gồm: Lý trưởng: Phạm Phú Cơ, Hương mục: Nguyễn Phú Thái, Trùm trưởng: Lâm Đình Thịnh.
2. Qua các thông tin của địa bạ cho chúng ta biết vào đầu thế kỷ XIX, Tuỳ Hối là một xã thuộc tổng Tri Hối, huyện Gia Viễn, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ranh giới của Tuỳ Hối được xác định như sau: Phía Đông giáp xã La Mai. Phía Tây giáp xã Trường Yên Hạ. Phía Nam giáp xã Trung Trữ. Phía Bắc giáp sông lớn, xã La Mai.
3. Về tình hình ruộng đất thời Minh Mệnh ở Tuỳ Hối.
Địa bạ cho biết: vào năm 1832 làng Tuỳ Hối có tổng diện tích Công tư điền thổ các hạng là 500 mẫu 5 sào 3 thước. Trong đó:
3.1. Công điền: 350 mẫu 2 sào 7 thước (nhị đẳng 119 mẫu 5 sào 6 thước, tam đẳng 230 mẫu 6 sào 12 thước)
                    Hạ vụ điền 5 mẫu (nhị đẳng là 2 mẫu, tam đẳng là 3 mẫu)
Thu vụ điền 345 mẫu 2 sào (nhị đẳng 117 mẫu 5 sào 10 thước, Tam đẳng 226 mẫu 17 sào)
- Xứ Đầu khê tranh khê bảo tường: 18 mẫu.
Hạ vụ điền 2 mẫu
Thu vụ điền 81 mẫu.
- Xứ Đông nha hậu quan thổ: 32 mẫu 5 sào 10 thước
- Xứ Tiền hối Chí linh: 23 mẫu( đều hạng 3)
- Xứ Hậu linh đường khoái: 177 mẫu 6 sào 10 thước.
Hạ vụ điền 3 mẫu,
Thu vụ điền 174 mẫu 6 sào 12 thước
- Xứ Thằn đồng: 30 mẫu (đều hạng 3)
3.2 Tư điền: 121 mẫu 1 sào 4 thước 4 tấc. (đều hạng 2)
                    Hạ vụ điền 3 mẫu.
                    Thu vụ điền 118 mẫu, 1 sào, 4 thước.
- Xứ Lộc đề: 121 mẫu 1 sào 4 thước 4 tấc (đều hạng 2 ).
Hạ vụ điền: 3 mẫu.
Thu vụ điền: 118 mẫu, 1 sào, 4 thước.
3.3 Công phù sa điền:  37 mẫu
- Xứ Bảo tường: 28 mẫu 6 sào
- Xứ Đông nha: 8 mẫu 4 sào
3.4 Tư thổ trạch viên trì: 91 mẫu 2 sào 3 thước
3.5 Lưu hoang thổ: 2 mẫu
3.6 Phế canh thổ: 82 mẫu 7 sào 6 thước 5 tấc
3.7 Võ chùa xứ thổ: 38 mẫu 6 sào
3.8 Mộ địa: 30 mẫu
Qua tài liệu trên đây, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm về tình hình sở hữu ruộng đất ở Tuỳ Hối thời Minh Mệnh như sau:
- Khác với nhiều địa phương khác, ở Tuỳ Hối ruộng đất công chiếm số lượng khá lớn: 70% (Trong khi đầu thế kỷ XIX, trên phạm vi toàn quốc, ruộng công làng xã chỉ chiếm 17,08%, ở Bắc Bộ chỉ chiếm 25%).
- Các hình thức sở hữu ruộng đất khác ở Tuỳ Hối nhất là sở hữu tư nhân không phát triển mạnh. Số ruộng tư chỉ chiếm tỷ lệ: 24,19%  (Trong khi đầu thế kỷ XIX, ruộng tư trên toàn quốc đã chiếm tỷ lệ 82,92%, ở Bắc Bộ chiếm khoảng 75%).
Việc duy trì, bảo tồn khá nhiều ruộng đất công ở Tuỳ Hối là một đặc trưng khá nổi bật. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị, xã hội và văn hoá của Tuỳ Hối.
----------------------------------
 


[1] : Thạc sỹ, GV Đại học Hoa Lư, Ninh Bình.
[2] : Sinh viên, lớp D1 VS, ĐH Hoa Lư, Ninh Bình.