Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Đinh Văn Viễn: THÀNH PHỐ NINH BÌNH TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

THÀNH PHỐ NINH BÌNH TRÊN ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Đinh Văn Viễn
Th.s, Đại học Hoa Lư

1. Vấn đề Phát triển bền vững
* Khái niệm phát triển bền vững:
Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khái niệm “phát triển bền vững” lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội Bảo toàn thiên nhiên quốc tế, Quỹ Động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất. Tuy nhiên, khái niệm này chính thức được phổ biến rộng rãi trên thế giới từ năm 1987 sau khi ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển do bà G.H. Brundtland làm Chủ tịch sử dụng trong Báo cáo phúc trình mang tựa đề “Tương lai chung của chúng ta” (thường được gọi là Báo cáo Brundtland). Theo Báo cáo Brundtland,“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu trong tương lai”[1].
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường(nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). 


Hình 1: Mô hình phát triển bền vững

Như vậy, phát triên bền vững phải đảm bảo đồng thời cả ba mục tiêu: mục tiêu về kinh tế, mục tiêu về xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường.
 








Phát triên bền vững là một vấn đề khó khăn, thách thức đối với phát triển. Thế giới không của riêng ai do vây phát triên bền vững  cũng không phải của riêng một quốc gia nào, lĩnh vực nào. Thế giới chỉ phát triên bền vững  khi và chỉ khi các quốc gia phát triên bền vững , quốc gia phát triên bền vững khi các lĩnh vực, các ngành, các vùng lãnh thổ của quốc gia phát triên bền vững.
 






* Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống[2].
2. Thành phố Ninh Bình trên đường phát triển bền vững
Thành phố Ninh Bình nằm ở Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội 90 km dọc theo Quốc lộ 1A, cách thành phố Nam Định 28km, tỉnh Quảng Ninh 110 km theo Quốc lộ 10, cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía nam.  Thành phố Ninh Bình vốn là đô thị cổ, có quá trình hình thành và phát triển khá lâu đời. Hiện Thành phố là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Bình, là một trong những tỉnh phát triển về công nghiệp, thương mại – du lịch, là đầu mối giao thông quan trọng cấp quốc gia và vùng; Có trục đường chiến lược Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, sông Đáy với cụm cảng Ninh Phúc, đường sắt Bắc – Nam chạy qua, giao lưu tiếp giáp với các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Thành phố Ninh Bình nằm trong vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc Bộ, có vị trí quan trọng trong vùng Nam đồng bằng Bắc bộ, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội.
Thành phố Ninh Bình là một địa phương có mức và tốc độ đô thị hóa đạt cao. Quá trình đô thị hóa của Ninh Bình đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh. Tuy nhiên vn đề phát triển TP.Ninh Bình phi được xem xét, gii quyết trong nội dung phát trin bn vững về kinh tế, xã hội, môi trường - sự phát trin vừa thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hin ti, va không làm tổn hi đến cuộc sống của thế h tương lai.
2.1 Thành tựu
2.1.1 Về mặt kinh tế
Một trong nhng điu kin đm bo nội dung tăng trưởng kinh tế quá trình chuyn dch cơ cấu vùng, ngành để từng bước xác lp cơ cu kinh tế hợp lý nhm mục tiêu tốc độ tăng trưởng cao, liên tục bn vững. Trong cơ cấu cn có c ngành, ng, khu vực phát trin, giữ được vai trò đu tàu, to động lc cho sự phát trin vùng, ngành khu vực. Quá trình đô thị hóa thúc đy phát trin kinh tế đô thị, sẽ hình thành những trung tâm về khoa học công ngh, vốn, nguồn nhân lực cho các địa phương, ng và khu vực. Do cơ cấu ngành kinh tế đô thị chủ yếu là các ngành phi ng nghip (công nghip, thương mi dịch vụ) sự phát trin các ngành này s là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điu này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức quá trình tăng trưởng, phát trin của nn kinh tế thị trường.
Chuyn dịch cơ cu kinh tế theo hướng công nghip a, hin đi hóa về mt lý lun và quan đim định hướng – cần phi tăng tốc độ tăng trưởng các ngành công nghip thương mi, dịch vụ mà trong đó phi ưu tiên c ngành công nghip sử dụng công nghệ cao, công nghệ chủ lực, công nghip mũi nhọn các dịch vụ kinh tế, kỹ thut cao, hin đi. S phát trin của các ngành này khả năng gn kết nh hưởng của với các quan hệ liên kết, hỗ trợ, định hướng s phát trin các ngành còn li trên địa bàn ng, lãnh thổ, nn kinh tế sẽ to sự thay đổi mang tính cách mng về phương thức sn xut, về năng sut, cht lượng hiu qu. Đây cũng chính mục đích ca sự nghip công nghip a, hin đi hóa quá trình phát trin nn kinh tế quc dân cũng như các bộ phn cấu thành ca nó. S phát trin của kinh tế đô thị có vai trò gạch nối giữa yêu cầu, mục tiêu quá trình chuyn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghip hóa, hin đi hóa với thành tu, kết quả đt được trong tương lai.
Nét nổi bật trong sự phát triển của thành phố Ninh Bình thời gian qua là đô thị hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Trước đây, Ninh Bình tập trung phát triển kinh tế ưu tiên theo hướng công nghiệp – xây dựng, tiểu thủ công nghiệp làm ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, những năm gần đây Thành phố đang chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế lấy dịch vụ - thương mại, du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm năm 2010 là 20,22%, năm 2011 là 18,23%, năm 2012 là 14,53%. Tính chung mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm 2010, 2011, 2012 đạt 17,66%/năm.
Năm 2012, cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố theo giá thực tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 49,56%; dịch vụ - thương mại chiếm 49,36%, nông, lâm-thủy sản chiếm 1,08%.
Trong đó ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh, nhiều cơ sở kinh doanh được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Từ năm 2005 đến nay, khi những danh thắng của một vùng đất có ba triều đại vua: Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn và Lý Thái Tổ được đầu tư để phát triển du lịch kéo theo dịch vụ thương mại nở rộ giúp hàng nghìn lao động có việc làm. Một số công trình di tích, cảnh quan có giá trị ở thành phố Ninh Bình được nhiều du khách chú ý như: chùa A Nậu, chùa Đẩu Long, khu di tích núi Non Nước, danh thắng núi Kỳ Lân, công viên văn hóa Tràng An. Liên kết với khu du lịch hang động Tràng An, điểm nhấn để phát triển du lịch Ninh Bình... Ngoài ra, làng hoa Ninh Phúc và Ninh Sơn cung cấp hoa và rau sạch, làng nghề mộc Phúc Lộc cung cấp nhiều sản phẩm giá trị. Biểu tượng du lịch của thành phố Ninh Bình là hình ảnh "núi Thúy, sông Vân". Thành phố hiện có 235 cơ sở lưu trú trong đó có 176 khách sạn, đặc biệt có ba khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao (KS Legend, KS Hoàng Sơn, KS Quang Trung), 178 cơ sở dịch vụ nhà hàng đáp ứng cơ bản về nhu cầu ăn, nghỉ của khách du lịch. Chỉ tính ba năm (2011, 2012, 2013), lượng khách du lịch của tỉnh Ninh Bình không ngừng tăng. Cụ thể: năm 2011: 3,4 triệu lượt người, năm 2012: 3,9 triệu lượt người, năm 2013 khoảng năm triệu lượt người. Trong đó, thành phố Ninh Bình là nơi hấp dẫn đối với du khách quốc tế bởi nhiều di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.
Cùng với du lịch, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố phát triển khá nhanh, riêng về doanh nghiệp tư nhân, năm 1996 chỉ có 76 doanh nghiệp, đến Năm 2011, TP đã có trên 500 doanh nghiệp và hơn 8.000 hộ kinh doanh cá thể, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố lên 6.290 tỷ đồng.  Về nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng và vật nuôi nhằm tăng năng suất. Do đó, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhường chỗ cho đô thị hóa nhưng giá trị canh tác trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản vẫn tăng cao. Nếu như năm 2007, đạt 44,4 triệu đồng/ha, đến năm 2011, đạt 87,1 triệu đồng/ha. 
Nguồn thu ngân sách của Thành phố chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách toàn Tỉnh. Năm 2007, thu ngân sách đạt 503 tỷ đồng; năm 2011, đã tăng lên 1.041 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.200 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển nhanh, đáp ứng khá tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông trong tỉnh đã được hiện đại hoá về cơ bản. Đã hình thành thị trường dịch vụ bảo hiểm với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá ở Ninh Bình. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 59,1 triệu VNĐ/người, tương đương với 2.837,36 (USD/người), trong khi thu nhập bình quân cả nước là 1.531 USD/người, như vậy bằng 1,85 lần so với thu nhập bình quân cả nước.
Đô thị hóa với gắn liền với việc mở rộng quy mô thành phố, tạo không gian thuận lợi bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa
Cùng với quá trình đô thị hóa, việc mở rộng không gian Ninh Bình diễn ra nhiều lần. Năm 1945, Ninh Bình là một thị trấn với diện tích 2.5 km². Năm 1977, là thị trấn thuộc huyện Hoa Lư. Năm 1981, tái lập thị xã Ninh Bình từ huyện Hoa Lư. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Ninh Bình từ tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã Ninh Bình trở lại là tỉnh lị tỉnh Ninh Bình. Tới ngày 2 tháng 11 năm 1996, thị xã tiếp tục được mở rộng với diện tích 11,6 km². Ngày 9 tháng 1 năm 2004, thị xã Ninh Bình có diện tích 4.674,8 ha. Ngày 02 tháng 12 năm 2005, thị xã Ninh Bình được nâng cấp lên đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Ninh Bình. Ngày 07 tháng 2 năm 2007, Ninh Bình được công nhận là thành phố, trực thuộc tỉnh Ninh Bình với 4.836,49 ha diện tích tự nhiên. Đến tháng 12 năm 2012, diện tích thành phố là 46,7167 km2.
Việc mở rộng Ninh Bình là thực sự cần thiết cho hướng phát triển bền vững thành phố, nhất là nhu cầu phát triển công nghiệp và vấn đề bảo vệ môi trường: Thành phố mở rộng cho phép Ninh Bình phát triển các khu mới ra xa khu trung tâm, có những vùng đệm mầu xanh ở giữa khu mới và thành phố cũ. Các dải xanh đó là các hành lang dẫn gió, đóng góp việc bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.2 Về xã hi
Thành phố Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển xã hội. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã, đang được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả xã hội cao. Chương trình xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; dân số và kế hoạch hoá gia đình; phòng chống HIV/AIDS; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; xóa mù chữ và phổ cập tiểu học; phòng chống các tệ nạn xã hội...đã được triển khai thực hiện và đạt hiệu quả tốt về mặt xã hội
Đến tháng 12 năm 2012, dân số toàn thành phố là 160.166 người, trong đó dân số nội thành là 137.893 người, dân số ngoại thành là 22.273 người. Mật độ dân số là 8.025 người/km2. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 86,09%.
Văn hoá - xã hội không ngừng phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng, trong đó công tác giảm nghèo đạt thành tích xuất sắc, an sinh xã hội đạt kết quả nổi bật. Đến 2012, tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố là 0,79%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực nội thành là 0,56%.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt 85,03%.
Đến tháng 12-2012, thành phố Ninh Bình có cơ sở y tế tuyến tỉnh với tổng số giường bệnh 1.515 giường. Cơ sở y tế tuyến thành phố: Phòng Y tế, Trung tâm Dân số - KHHGĐ, Trung tâm Y tế với tổng số giường bệnh 20 giường. Cơ sở y tế tuyến phường, xã: bao gồm 14 trạm y tế trong các phường, xã đều đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. Ngoài ra, cơ sở y tế tuyến khu vực, ngành: một Bệnh xá công an tỉnh, một Viện Quân y 5 với tổng số 186 giường bệnh.
Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa, vui chơi giải trí được các cấp ủy Đảng và chính quyền thành phố quan tâm đầu tư: Trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao thanh thiếu niên tỉnh Ninh Bình, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh, Trung tâm TDTT, Thư viện tỉnh Ninh Bình, Bảo tàng tỉnh Ninh Bình, Rạp chiếu phim tỉnh Ninh Bình, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế,... và nhiều hiệu sách tư nhân khác. Đồng thời, hệ thống truyền thanh từ thành phố đến các phường, xã được củng cố và đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại.
Thành phố có Đài phát thanh truyền hình tỉnh Ninh Bình, Đài phát thanh thành phố Ninh Bình phủ sóng đến 100% khu dân cư và các phường, xã đều có đài truyền thanh cơ sở. Mặt khác, hệ thống công trình thể dục, thể thao trên địa bàn thành phố Ninh Bình khá phát triển với tám sân vận động (SVĐ tỉnh, Sân thể thao công cộng thành phố, SVĐ phường Đông Thành, Sân bóng đá Trung tâm TDTT tỉnh, SVĐ phường Ninh Phong, SVĐ phố An Lạc, SVĐ phường Nam Thành, SVĐ Quân y viện 5).
Lĩnh vực đào tạo được các cấp ủy đảng và chính quyền ở thành phố Ninh Bình đặt lên hàng đầu. Chỉ tính năm 2012, thành phố có 100% trường học, cơ sở đào tạo khang trang, trong đó 42 trường đạt chuẩn quốc gia và đến nay có tám trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bao gồm: 16 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 12 trường THCS, sáu trường THPT. Ngoài ra, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề có một trường đại học, trường cao đẳng, trường THCN, trường
Có thể nói thành phố Ninh Bình là nơi đảm bảo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển con người toàn diện (về giáo dục, y tế, khả năng phát triển các mối quan hệ xã hội,…).  
2.1.3 Về môi trưng
Trong những năm qua, chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã có chuyển biến tích cực: năng lực, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được củng cố và tăng cường; nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế.
Ninh Bình cũng triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường để phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Hiện tại, hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế tại thành phố Ninh Bình đã cơ bản xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống lò đốt rác thải y tế.
Tại các khu công nghiệp trọng điểm, đội ngũ cán bộ chuyên trách tài nguyên, môi trường thường xuyên lấy mẫu, phân tích và quan trắc ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chất thải nguy hại đối với các cơ sở sản xuất nhằm đưa ra cảnh báo, kịp thời xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.
Công tác quản lý đô thị, tài nguyên môi trường, giải phóng mặt bằng thu được nhiều kết quả to lớn. Thành phố đã thực hiện thành công việc xoá bỏ trên 1000 lò vôi, cấm đóng gạch xỉ, gạch blốc và nghiền vôi trong khu dân cư. Triển khai thực hiện có hiệu quả trên 140 dự án giải phóng mặt bằng, liên quan đến gần 20.000 lượt hộ dân, trong đó có nhiều dự án lớn, rất phức tạp như dự án nạo vét, kè và trồng cây xanh hai bờ sông Vân
Như vậy, về cơ bản thành phố đã và đang phát triển theo hướng bền vững trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới của Thành phố Ninh Bình.
2.2 Tồn tại
Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố, tính bền vững của sự phát triển vẫn chưa được quan tâm đúng mức và vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau đây:
Về nhận thức
Quan điểm phát triển bền vững chưa được thể hiện một cách rõ rệt và nhất quán qua hệ thống chính sách. Thành phố chưa được xây dựng kế hoạch phát triển bền vững. Các chính sách kinh tế-xã hội còn thiên về tăng trưởng nhanh kinh tế và ổn định xã hội, mà chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến tính bền vững khi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Mặt khác, các chính sách bảo vệ môi trường lại chú trọng việc giải quyết các sự cố môi trường, phục hồi suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, mà chưa định hướng phát triển lâu dài nhằm đáp ứng những nhu cầu tương lai của xã hội.
Về kinh tế
Sự phát triển kinh tế của Ninh Bình còn tiềm ẩn nhiểu yếu tố không bền vững. ..
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm gần đây (2010,2011,2012) tuy vẫn cao song năm sau lại giảm so với năm trước (20,22%, 18,23%, 14,53%). Sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng. Đặc biệt hàm lượng khoa học-công nghệ trong nền kinh tế chưa cao. Công nghệ sản xuất cả trong nông nghiệp, công nghiệp chưa thực sự thân thiện với môi trường.
Về xã hội
Tuy vậy, về mặt xã hội vẫn có nhiều biểu hiện của sự phát triển không bền vững. Đó là tình trạng gia tăng dân số những năm gần đây có biểu hiện tăng (năm 2010 là 1,20%, năm 2011 là 3,90%, năm 2012 là 3,60%). Sự gia tăng dân số này cùng với suy giảm kinh tế sẽ là sức ép lớn đối với vấn đề việc làm, an sinh xã hội,…
Tỷ lệ số hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh ở một số nơi của Thành phố còn thấp, như phường Ninh Sơn mới chỉ đạt 38,02%, xã Ninh Nhất mới đạt 26,04%, xã Ninh Tiến mới đạt 8,99%, xã Ninh Phúc mới đạt 10%.
Sự chuyn đổi ngh nghip không tương thích cũng dn đến hin tượng tht nghip ti c xã mới sát nhập vào Thành phố.
Một số hộ dân đã bán đất lấy tiền xây nhà nhưng không có việc làm, không có đất canh tác, thiếu vốn kinh doanh đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp phải đi làm kiếm sống bằng nhiều nghề không ổn định.
Một số tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS còn chưa được ngăn chặn có hiệu quả, gây thất thoát và tốn kém các nguồn của cải, tạo ra nguy cơ mất ổn định xã hội và phá hoại sự cân đối sinh thái.
Về môi trường
Bên cạnh những thành quả đạt được thì một số vấn đề như: tốc độ đô thị hoá nhanh, sự tập trung dân cư vào những vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch ngày càng ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên; việc khai thác, sử dụng chưa hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, chất thải chưa được thu gom và xử lý đảm bảo an toàn về môi trường, do đó đã và đang gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, làm mất cân bằng sinh thái,... đây là nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự phát triển bền vững.
          Môi trường nước tại một số hồ, sông, suối nhỏ vẫn tiếp tục bị ô nhiễm. Đây cũng là nguy cơ lớn nhất dẫn đến ô nhiễm môi trường biển ven bờ của Ninh Bình. Điều cần đặc biệt quan tâm là nước sông Đáy là nguồn nước cấp sinh hoạt cho toàn bộ nhân dân thành phố Ninh Bình và khoảng 25% dân số toàn tỉnh. Nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt ở khu vực đô thị chưa được xử lý triệt để làm cho nguồn nước một số nơi, một số vùng ô nhiễm nặng. Chất thải rắn, chất thải y tế, chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý triệt để. Lượng rác thải đang phát sinh ngày càng nhiều nhưng hệ thống thu gom hiện nay mới chỉ đáp ứng được 75% ở thành phố Ninh Bình[3]. Thành phố hiện chưa có nhà tang lễ khu vực nội thị.
          a) Khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển bền vững thành phố Ninh Bình. Mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, đánh giá phát triên bền vững. Hệ thống này phải được đưa vào vận hành và tiếp tục được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.
Hệ thống chỉ tiêu và định mức đánh giá công nghệ và chất lượng sản phẩm hàng hóa, nguyên vật liệu xuất nhập khẩu phải mang tính nhất quán; cơ chế đánh giá phải phù hợp, tránh gây phiền nhiễu cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Rà soát li quy hoạch tng thể, quy hoạch ngành nhm bo đm phát trin đô thị bn vững.
b) Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về phát triển bền vững của các ngành, các cấp. Kiện toàn tổ chức, đào tạo, tăng cường năng lực cho các tổ chức và đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
c) Xây dựng hệ thống thông tin phát triên bền vững của từng ngành và địa phương. Thực hiện lồng ghép các nội dung về phát triên bền vững vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội. Các ngành, các địa phương cần xây dựng các chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu, phương hướng, nội dung phát triển sản xuất, tiêu dùng theo quan điểm phát triên bền vững; đề ra hệ thống các biện pháp thực hiện, trong đó có các giải pháp chính sách liên quan tới việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
d) Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong từng ngành, từng lĩnh vực trên cơ sở áp dụng những thiết bị và công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
e) Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, các quy trình kỹ thuật chuyên ngành, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường để quản lý có hiệu lực, hiệu quả cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
3.2. Nâng cao nhận thức về phát triển bền vững
a) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ và nhân dân hiểu rõ về Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Kế hoạch phát triển bền vững của tỉnh gắn với việc giới thiệu các vấn đề cấp bách về môi trường trên toàn cầu, ở Việt Nam và thành phố Ninh Bình nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về ý thức đối với các vấn đề về môi trường và phát triên bền vững.
Xây dựng và tổ chức thường xuyên các chương trình truyền thông để vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn dân về phát triên bền vững, quản lý rủi ro thiên tai theo phương châm “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”.
Thu hút rộng rãi các tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân vào quá trình lựa chọn và thực hiện các phương án phát triển tại địa phương theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
b) Phát động các phong trào quần chúng về phát triên bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cộng đồng giúp nhau kinh nghiệm làm ăn, xóa đói giảm nghèo, phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Lồng ghép các nội dung về phát triên bền vững vào nội dung cuộc vận động “Xây dựng đơn vị, phố, làng, thôn, gia đình văn hóa”, cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới”,...
c) Đưa chương trình giáo dục môi trường vào trường học nhằm nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường, trang bị sớm và liên tục những kiến thức sâu, rộng về phát triên bền vững đối với thế hệ trẻ, lực lượng thanh, thiếu niên, những người chủ nhân của xã hội trong tương lai.
3.3. Sử dụng các công cụ tài chính phục vụ cho phát triển bền vững
a) Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp phát triên bền vững của tỉnh:
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn tài chính cho đầu tư thực hiện các quy chế về bảo vệ môi trường, phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm, tạo lập môi trường sống xanh, sạch, đẹp tại nơi làm việc và nơi cư trú.
b) Chú trọng gọi vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các dự án bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Huy động các doanh nghiệp đầu tư nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp bảo vệ môi trường.
c) Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường thông qua phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường; thành lập quỹ bảo vệ môi trường.
a) Chủ động thu hút sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế vào các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường, tư vấn kỹ thuật, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài chính cho việc quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, xóa đói giảm nghèo nhằm hướng tới phát triên bền vững.
b) Tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế cho công tác nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu môi trường, triển khai các dự án phòng chống thiên tai và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
-------------- *****--------------
Ghi chú: các số liệu trong bài được trích từ Đề án đề nghị công nhận thành phố Ninh Bình là đô thị laoij II, trực thuộc tỉnh Ninh Bình; UBND Tỉnh Ninh Bình, tháng 1 năm 2014.

[1] : Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành kèm theo Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
[2] : Tham khảo từ Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), ban hành kèm theo Quyết định số: 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ
[3] :Tô Văn Động: Bảo vệ Môi trường ở Ninh Bình; http://www.agenda21.monre.gov.vn/default.aspx?tabid=370&idmid=&ItemID=7450