Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Đinh văn Viễn: Nguyễn Ái Quốc và sự sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng

NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO, PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN TRONG CƯƠNG LĨNH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG
Ths. ĐINH VĂN VIỄN
  
Năm 1911, với lòng yêu nước, khâm phục các bậc tiền bối  đương  thời (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...) nhưng  không  tán thành  con  đường,  phương  pháp  cách mạng  của  họ, Nguyễn Tất Thành đã  ra  đi  tìm  con đường cứu nước mới, với mong muốn là “làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân  ta hoàn  toàn  tự do, đồng bào  ta ai cũng  có  cơm  ăn,  áo mặc,  ai  cũng  được học hành”. Sau gần mười  năm  tìm  tòi  khảo  nghiệm, tháng  7-1920, Nguyễn  Ái Quốc  đã  đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về  vấn đề dân  tộc  và  vấn đề  thuộc địa của  Lênin. Bản  Luận  cương  đó  đã  đáp ứng  nguyện  vọng,  khát  khao  tìm kiếm của  Người. Nguyễn  Ái  Quốc  đã  viết: “Luận  cương  của Lênin  làm  cho  tôi  rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết  bao!  Tôi  vui mừng  đến  phát  khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói  to  lên  như  đang  nói  trước  quần chúng  đông  đảo:  “Hỡi  đồng  bào  bị  đoạ đày  đau  khổ! Đây  là  cái  cần  thiết  cho chúng  ta,  đây  là  con  đường  giải  phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin,  tin  theo Quốc  tế  thứ  ba”  [6,  tr. 127].
Tháng  12  năm  1920,  Nguyễn  Ái Quốc  tham  dự  Đại  hội  lần  thứ  XVIII của  Đảng  Xã  hội  Pháp.  Người  đã  bỏ phiếu  tán  thành Quốc  tế  Cộng sản,  trở  thành một  trong  những  người  sáng  lập  ra Đảng  Cộng  sản  Pháp.  Đây  là  mốc chuyển biến quan trọng trong quá trình tìm  đường  cứu  nước  của  Nguyễn  Ái Quốc,  từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản, từ chủ nghĩa yêu nước  đến  chủ  nghĩa  quốc  tế  vô  sản. Vượt  qua  những  hạn  chế  về  tư tưởng của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm được con đường cứu  nước  và  giải  phóng  dân  tộc:  con đường cách mạng vô sản. Con đường đó đã  đáp  ứng  yêu  cầu  khách  quan  của cách mạng Việt Nam và phù hợp với xu thế của thời đại – thời đại quá độ từ chủ nghĩa  tư bản  lên chủ nghĩa xã hội trên phạm  vi  toàn  thế  giới,  mở  đầu  bằng cách mạng tháng Mười Nga (1917). 
Sau  khi  đến  với  chủ  nghĩa  Mác  – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động  trong  phong  trào  Cộng  sản  công nhân  quốc  tế;  đồng  thời  Người  đã nghiên cứu chủ nghĩa Mác –  Lênin  về  cách  mạng  thuộc  địa,  xây dựng  hệ  thống  lý  luận  về  cách  mạng giải phóng dân tộc và tổ chức truyền bá lý  luận  đó  vào  Việt  Nam,  từng  bước chuẩn  bị  về  chính  trị,  tư  tưởng  và  tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã viết nhiều bài báo đăng  trên  các  báo  Người  cùng  khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân, Thư tín Quốc  tế, Sự  thật  và  các  tác phẩm: Bản án  chế  độ  thực  dân  Pháp, Đường cách mệnh,… nhằm  vạch  trần  tội  ác  của  chủ nghĩa thực dân và từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong  trào công nhân, phong trào yêu nước. Cuối năm  1924,  Người  về Quảng  Châu  (Trung  Quốc). Tại đây, Người  đã tiếp  cận tổ  chức Tâm  tâm  xã- một tổ chức của những người Việt Nam yêu nước, giúp đỡ,  cải  tổ  và  thành  lập  Hội  Việt  Nam Cách mạng Thanh niên  (6 – 1925).  Đây  là  một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt  tổ  chức  cho  sự  ra  đời  của  Đảng Cộng  sản Việt Nam. Sự  ra đời và hoạt động  của  Hội  Việt  Nam  Cách  mạng Thanh  niên  có  ảnh  hưởng  ngày  càng mạnh  mẽ  đến  phong  trào  cách  mạng Việt Nam,  làm  cho  khuynh  hướng  cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng  vô  sản ngày  càng  chiếm ưu thế.  Sự  truyền  bá  chủ  nghĩa  Mác  – Lênin  của Nguyễn  Ái Quốc  vào  phong trào công nhân và phong trào yêu nước, cùng  với  việc  xây  dựng  các  tổ  chức  chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở cả ba kỳ đã thúc đẩy phong trào dân tộc dân  chủ  ở  Việt Nam  phát  triển mạnh mẽ,  dẫn  đến  sự  ra  đời  của  ba  tổ  chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6 - 1929), An Nam Cộng sản Đảng  (8  -  1929)  và  Đông  Dương  Cộng sản Liên đoàn (9 - 1929).
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã  triệu  tập  và  chủ  trì  Hội nghị hợp nhất  các  tổ  chức  cộng  sản để lập  ra một Đảng Cộng  sản  duy nhất  ở Việt Nam. Hội  nghị  bắt  đầu  họp  ngày 06  tháng  01  năm  1930,  tại Cửu  Long, Hương  Cảng  (Trung  Quốc).  Tham  dự Hội  nghị  có  Trịnh  Đình  Cửu,  Nguyễn Đức  Cảnh, Châu  Văn  Liêm, Nguyễn Thiệu. Hội nghị đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của  Đảng..,  do  Nguyễn  Ái  Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh  đầu  tiên  của Đảng  ta. Bản Cương lĩnh rất ngắn gọn, cô đọng, đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược,  phương  hướng,  nhiệm  vụ  trước mắt  và  lâu  dài  của  Đảng,  của  cách mạng Việt Nam. 
Phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Cương lĩnh chỉ rõ: “Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngăn trở sức sinh sản làm cho  công  nghệ  bản  xứ  không  thể  mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một  tập  trung  đã  phát  sinh  ra  lắm khủng  hoảng,  nông  dân  thất  nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa  nên  chủ  trương làm  tư  sản  dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng   để đi tới xã hội cộng sản” [5, tr. 1]. Như vậy,  ngay  trong  Cương  lĩnh  đầu  tiên của  Đảng,  Nguyễn  Ái  Quốc đã chỉ  rõ cách  mạng Việt Nam  phải  đi  từ  cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã  hội  chủ  nghĩa;  gắn  độc  lập  dân  tộc với  chủ  nghĩa  xã  hội,  đây  là  nội  dung cốt  lõi,  sợi  chỉ  đỏ  xuyên  suốt  tư  tưởng của Người.
Về nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:  Về  chính  trị,  đánh  đổ  đế  quốc  chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công nông binh và tổ chức ra quân đội công nông.
Về kinh  tế,  tịch  thu  toàn bộ các sản nghiệp  lớn  của  bọn  đế  quốc  giao  cho chính  phủ  công  nông  binh,  tịch  thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và  chia  cho  dân  cày  nghèo,  mở  mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân  cày nghèo,  thi hành  luật ngày làm 8 giờ. 
Về văn hoá  xã hội, dân  chúng được tự do  tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông  giáo  dục theo  hướng công nông hoá. 
Những  nhiệm  vụ  trên  đây  đã  bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống  đế  quốc chống  phong  kiến,  song nổi  lên hàng đầu  là nhiệm vụ chống đế quốc  giành  độc  lập  dân  tộc.  Như  vậy, ngay  trong  các  văn  kiện  thông  qua  tại Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã  đặt  vấn  đề  giải  phóng  dân  tộc  lên trên hết,  trước hết. Đó  là  sự  vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề dân tộc và giai cấp vào thực tiễn cách mạng Việt Nam của Người.
Theo nguyên  lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề quan  trọng, cốt  lõi của cách mạng vô sản là đấu tranh giai cấp. Nguyễn Ái Quốc  đã  nghiên cứu sâu và nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin,  trong  đó  có  vấn  đề  dân  tộc  và giai cấp. Theo Người, “Mác đã xây dựng học  thuyết  của mình  trên một  triết  lý nhất  định  của  lịch  sử,  nhưng  lịch  sử nào?  Lịch  sử  châu Âu. Mà  châu Âu  là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” [4, tr. 465]. Người cho rằng ở các nước Tây Âu là các quốc gia, dân  tộc độc  lập, không có sự xâm  lược của chủ nghĩa đế quốc mà chính  các  nước  đó  lại  đi  xâm  lược,  áp bức thuộc địa. Mặt khác, ở các nước Tây Âu sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc giữa tư sản và vô sản. Giai cấp vô sản đấu tranh lật đổ tư  sản,  thiết  lập  chuyên  chính  vô  sản  để giải  phóng  cho  giai  cấp  mình  nhưng đồng  thời  cũng  giải  phóng  cho  dân  tộc khỏi sự kìm hãm của giai cấp tư sản. Trong  Tuyên  ngôn  của Đảng Cộng sản, Mác  đã  kêu  gọi:  “giai  cấp  vô  sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải  tự vươn  lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy  hoàn  toàn  không  phải  theo  cái nghĩa  như  giai  cấp  tư  sản hiểu”  [8,  tr. 623]. 
Vấn  đề Mác,  Ăngghen  quan  tâm là vấn đề mà xã hội Tây Âu quan tâm: đấu  tranh  giai  cấp. Điều  đó hoàn  toàn đúng ở Tây Âu. Đưa vấn đề đó vào Việt Nam thì đúng nhưng chưa đủ, vì ở Việt Nam xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, mâu thuẫn giai cấp chưa phát triển cao như  ở  Tây Âu.  Người  phõn tớch  rõ  “Cuộc  đấu  tranh  giai  cấp không diễn ra như ở phương Tây”, bởi vì “về mặt  cấu  trúc  kinh  tế,  không  giống các  xã  hội  phương  Tây  thời  Trung  cổ, cũng  như  thời  cận  đại,  và  đấu  tranh giai  cấp  ở  đó  không  quyết  liệt  như  ở đây” [4, tr. 465]. Nguyễn Ái Quốc phân tích  làm sáng rõ: “Những địa chủ hạng trung và hạng nhỏ và những kẻ mà ở đó được coi  là đại địa chủ thì chỉ là những tên lùn tịt, bên cạnh những người trùng tên  với  họ  ở  châu  Âu  và  châu  Mỹ”... “nếu nông dân gần như chẳng có gì thì địa chủ cũng không có vốn  liếng gì  lớn; nếu  nông  dân  chỉ  sống  bằng  cái  tối thiểu cần thiết thì đời sống của địa chủ cũng  chẳng có  gì  là  xa  hoa;  nếu  thợ thuyền  không  biết mình  bị  bóc  lột  bao nhiêu thì chủ  lại không hề biết công cụ để bóc  lột  của họ  là máy móc. Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu. Điều đó, không thể chối cãi được” [4, tr. 464].
Mặt khác, Việt Nam  còn bị  sự  xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, dân tộc còn nô  lệ.  Cho  nên,  địa  chủ,  nông  dân,  tư sản  dân  tộc,  tiểu  tư  sản  đều  có  điểm tương đồng là người dân nô lệ, mất nước và  có  nguyện  vọng  giải  phóng  dân  tộc. Mâu  thuẫn  chủ  yếu  của  xã  hội  Việt Nam cần giải quyết  là mâu thuẫn giữa toàn  thể  dân  tộc  Việt  Nam  với  chủ nghĩa  đế  quốc  xâm  lược. Vì  vậy, muốn giải  phóng  giai  cấp  vô  sản  theo  học thuyết Mác  – Lênin  thì  trước hết  phải giải phóng cho dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Có giải phóng được dân tộc  mới  giải  phóng  được  giai  cấp,  nếu chỉ  đấu  tranh  giải  phóng  giai  cấp  thì không  thể  giải  phóng  được  giai  cấp  và cũng không thể giải phóng được dân tộc. 
       Nắm vững bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã độc lập, tự chủ đề ra đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam,  không  giáo  điều,  rập khuôn. Từ sự phân tích, thấy rõ vai trò, vị trí của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội  Việt  Nam  đối  với  sự  nghiệp  giải phóng  dân  tộc,  Người  chủ  trương  liên minh  các  giai  cấp,  các  tầng  lớp  yêu nước: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân  cày nghèo,  làm  thổ địa  cách mạng đánh trúc bọn địa chủ và phong kiến. … Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư  sản,  trí  thức,  trung  nông,  Thanh niên, Tân Việt,.v.v.. để lôi kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông,  trung,  tiểu địa  chủ và  tư bản An Nam mà  chưa  rõ mặt phản  cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách  mạng  (Đảng  Lập  hiến  v.v..)  thì phải đánh đổ” [5, tr. 3]. Nguyễn Ái Quốc đặt  giải  phóng  dân  tộc  lên  hàng  đầu nhằm đoàn kết tập hợp hết thảy các lực lượng  yêu nước,  thương nòi,  tạo  ra  sức mạnh dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc là hoàn toàn  đúng  đắn,  phù  hợp  với  thực  tiễn Việt Nam. Đồng  thời, Người  luôn đứng vững  trên  lập  trường,  quan  điểm  của giai cấp vô sản để giải quyết vấn đề dân tộc: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải  cẩn  thận,  không  khi  nào  nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp” [5, tr. 3]. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản để giải quyết vấn  đề  dân  tộc.  Tư  tưởng  của  Người được thể hiện trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng “là một cương lĩnh giải phóng dân  tộc đúng đắn và sáng  tạo  theo con đường  cách  mạng  Hồ  Chí  Minh,  phù hợp  với  xu  thế  phát  triển  của  thời  đại mới,  đáp  ứng  yêu  cầu  khách  quan  của lịch  sử,  nhuần  nhuyễn  quan  điểm  giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc  lập  tự  do,  tiến hành  cách mạng  tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản là tư tưởng cốt lõi  của  cương  lĩnh  này”  [1, tr. 58]. Tư tưởng đó đã soi sáng cho Đảng và nhân dân  ta  tiến  lên  giành  thắng  lợi  trong tổng khởi nghĩa cách mạng Tháng Tám (1945).
Lựa  chọn  con  đường  cứu  nước,  giải phóng  dân  tộc  theo  con  đường  cách mạng  vô  sản, Nguyễn Ái Quốc  đã  vận dụng sáng  tạo, bổ sung, phát  triển chủ nghĩa Mác  –  Lênin  về  vấn  đề  dân  tộc, vấn  đề  giai  cấp  trong  cách  mạng  giải phóng  dân  tộc  do  giai  cấp  vô  sản  lãnh đạo  ở  một  nước  thuộc  địa,  nửa  phong kiến. Đúng như Lê Duẩn  đã  viết:  “Chủ  nghĩa  xã  hội  của Mác  –  Lênin  đã  được  nhà  cách  mạng sáng suốt nhất và cũng đầy nhiệt huyết nhất của dân tộc Việt Nam hoà và trao lại  cho  giai  cấp  công  nhân  Việt  Nam. Nhà  cách mạng ấy  là đồng  chí Nguyễn Ái Quốc” [1, tr.58].
Trong  công  cuộc  đổi  mới đất nước, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp, tăng cường và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, lấy liên  minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và trí thức làm nền tảng; mục  tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội  công bằng, dân chủ, văn minh” 
Tài liệu tham khảo
 [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG - Hà Nội 2005.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, Hà Nội 2001.
[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, Hà Nội 2000.
[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, NXB CTQG, Hà Nội 2000.
[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, NXB CTQG, Hà Nội 2000.
[7] Lê Duẩn, Một số đặc điểm của cách mạng Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội 1987.
[8] C. Mác và Ph. ăngghen, Toàn tập, tập 4, NXB CTQG, Hà Nội, 1995.
[9] Nguyễn Thành, Quốc tế Cộng sản với vấn đề dân tộc và thuộc địa, NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1987. 
(Bài của Đinh Văn Viễn tham gia Hội thảo toàn quốc“Một tế kỉ  Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước”, Đại học Sài Gòn tổ chức, ngày 10-6-2011)
http://www.sgu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1759:tun-2-thang-06-0606-1206&catid=63:lch-cong-tac-tun


Địa chỉ liên lạc:
Đinh Văn Viễn
Khoa Xã hội – Du lịch, Trường Đại học Hoa Lư
Phường Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
ĐT: 0949797915.
Email: dinhvanviendhhl@gmail.com

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Đinh Văn Viễn: Truyền thống hiếu học của người Ninh Bình qua một số bản hương ước cổ


TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC 

CỦA NGƯỜI NINH BÌNH 

QUA MỘT SỐ BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ

 Đinh Văn Viễn

Hương ước còn được gọi với nhiều tên khác như: khoán ước, tục lệ, thông lệ, lệ làng,… đó là những quy ước liên quan đến các mặt của đời sống làng xã được ghi chép thành văn bản (cũng có thể gồm cả những điều lệ không được ghi chép mà truyền khẩu trong dân gian) được cộng đồng làng xã cùng nhau tuân thủ.

Hương ước quy định về hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt như cách tổ chức và hoạt động của các thiết chế tổ chức trong làng xã; các hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe giáp, xóm ngõ; các hoạt động xã hội như hội hè đình đám, tế lễ, tuần phòng, khao vọng, giao hiếu; và một số hoạt động kinh tế, … Trong đó nội dung đề cập đến việc khuyến học là một nội dung quan trọng.
Ninh Bình là vùng đất có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo vì vậy trong các bản hương ước cổ của các làng xã Ninh Bình chứa đựng nhiều nội dung khuyến học, khuyến tài, mở mang giáo dục.
1. Hầu hết các bản hương ước của các làng đều đề cao giáo dục, khuyên bảo mọi người chăm lo việc học, coi giáo dục là vấn đề có ảnh hưởng đến sự thịnh – suy của làng, nước. Tiêu biểu như Hương ước làng Côi Trì(với tên gọi Côi Trì thông lệ): “Ấp ta là ấp văn hiến. Người học nên dùi mài kinh sử, nhất nhất chăm học đừng sợ dốt”. Sự thịnh suy của làng là ở vấn đề giáo hoá”.
2. Hương ước nhiều làng cũng có quy định việc khuyến khích người dạy, người học bằng vật chất, học điền, tức là để một số ruộng nhất định để chi phí cho việc học, trả lương cho thầy giáo trường làng và phát phần thưởng cho người học.
Tục lệ xã Vân Sấu(1893) quy định: Bản xã dành 4 sào ruộng công cho việc giấy bút, giao cho phó lý canh tác.
Khoán ước xã Quang Hiển (1877): bản xã cấp 3 sào ruộng công.
Côi Trì thông lệ (1783) cho biết làng Côi Trì đã trích ra 1 mẫu 5 sào ruộng công để làm ruộng học điền. Số ruộng này được giao cho gia đình các học trò cày cấy để trả công thày và tu sửa lớp học.
Không những đặt học điền trong hương ước các làng xã Ninh Bình còn quy định việc giúp đỡ cho học sinh nghèo mà chăm học, như cấp tiền giấy bút cho để theo học.
Côi Trì thông lệ (1783) quy định: Khi “người đi thi phải đến đền miếu đưa danh bạ ứng thí” thì làng sẽ cấp kinh phí với mức “mỗi quyển tiền là 2 mạch” .Khoán ước xã Quang Hiển(1877)quy định: Người nào được dự ứng thí.. sẽ được thưởng thêm tiền 2 quan 2 mạch… để cổ vũ lòng người, biểu dương phong tục.
3. Để khuyến khích người đi học, hương ước các làng ở Ninh Bình đều ghi việc miễn sưu sai tạp dịch cho người đi học.
“Trà tu xã điều ước” (1892) quy định: . Thí sinh đỗ liền 3 khóa, khóa sinh đỗ liền 5 khóa thì mới được miễn lệ thoái truất để cổ vũ kẻ sĩ học hành.
Khoán ước xã Quang Hiển(1877) quy định: “Những người theo học được miễn tạp dịch để hoằng dương đạo Tư văn”.
Ở Côi Trì không những miễn phu phen, tạp dịch cho những người có bằng cấp mà ngay cả những người đang học, đang đi thi vẫn nhận được sự ưu ái lớn. Thậm chí làng còn cử người đến tận nhà “hầu” để cho người học yên tâm đi thi. Trong làng có người thi Hương cống mà chưa biết thực hư, phải chờ sang năm nhà vua báo điểm thì làng cho mỗi ông 1 xuất đinh phu để hầu. Khi thi cử xong, có thực chức làng sẽ cắt cử 1 đinh phu  đến trông nom  việc nhà”.
4.  Khi người học thi đỗ về đều được làng xã tổ chức đón rước, mở tiệc mừng rất linh đình, thậm chí còn bỏ tiền công ra để làm nhà cho người đã đỗ cao.
Côi Trì thông lệ quy định: “Thí khoa người nào trúng Hương cống thì xã trưởng phải cho mõ rao khắp làng, sắp đặt 30 người trở lên áo mũ chỉnh tề đến chào mừng”.
“Trà tu xã điều ước”(1892) cho biết: “Người nào trong xã thi cử đỗ đạt và được ban bằng sắc, bản xã nên chuẩn bị nghi trượng nghênh đón để tỏ lòng trọng đạo. Lệ vọng nên có hạn định. Nếu hàng văn từ cử nhân, hàng võ từ tứ phẩm và quan ngũ phẩm các ngạch khác trở lên thì tiền khao vọng mỗi người là 30 quan. ,,… Bản xã có 1 bức trướng chúc mừng (trong dùng lụa đỏ, ngoài dùng vải lụa xanh), 10 quan thành tiền, trầu rượu tùy biện”. Nếu những người thuộc hàng văn võ, khoa mục, ấm sinh, quan viên tử và được nhận bằng sắc thì tiền khao vọng là 20 quan, 1 con lợn (giá 15 quan)….. Bản xã chúc mừng 1 câu đối (dùng lụa đỏ), 6 quan  thanh tiền, trầu cau tùy nghi. Còn nếu những người hàng văn võ từ thừa mục, chánh tổng, đội trưởng và chánh ngạch phó tổng, lại điển thì tiền khao vọng là 6 quan, lễ dùng 1 con lợn (giá 10 quan)….. bản xã mừng 3 quan, 1 câu đối (dùng lụa đỏ), trầu cau tùy biện để thể hiện sự sự có phân biệt thứ bậc.
5. Để tôn vinh những người học giỏi đỗ đạt, hương ước nhiều làng có những quy định ưu ái về chỗ ngồi trang trọng nhất chốn đình trung, được những phần biếu mỗi khi có lễ, hội,…
Côi Trì thông lệ (1783)  “Trà tu xã điều ước”(1892) đều có quy định về chỗ ngồi tương tự nhau: Bàn ngồi nên có sự phân biệt. Những người ở hàng văn thì từ cử nhân, hoàng võ từ tứ phẩm và các quan hàng ngũ phẩm ở các ngạch khác, mỗi người 2 cỗ. Những người thuộc hàng văn (lục, thất phẩm), hàng võ(ngũ, lục phẩm) cùng những người được ban tặng bằng sắc và ấm sinh quan viên tử, được ngồi 1 bàn trên, mỗi người 1 cỗ… Chánh lý trưởng, những người thi đỗ Nhị trường ngồi trên bàn hai, mỗi người một cỗ. Còn những người thi đỗ nhất trường, binh đinh, phó lý trưởng, thí sinh, biện lại thì ngồi giữa bàn 2, mỗi người 1 cỗ. Khóa sinh nếu có xác nhận là thực học, hương mục, xã trưởng sẽ cho phép ngồi dưới bàn 2, mỗi người 1 cỗ. Trong khi đó dân đinh, cứ 4 người ngồi 1 cỗ.
Khoán ước xã Quang Hiển(1877)quy định: Lệ hàng văn từ Hoàng giáp, phó bảng, cử nhân trở lên vào dịp hai kì tế xuân thu bản xã biếu lộc Thần 1 cỗ 20 thứ, thủ lợn 1 chiếc. Về hàng võ từ lãnh binh, chánh vệ, phó quản cơ trở lên, có dự lễ tế xuân thu nhị kì thì khoản biếu giống như hàng văn. Người nào biết chữ, được dự Hội tư văn mới được hành lễ. Không ở trong Hội tư văn thì không được tham dự.Người nào thi đỗ Nhất trường, Nhị trường … thì được ngồi bàn 2 người 1 cỗ.
6. Hương ước của một số làng còn chú ý khen thưởng tinh thần những người có công phục vụ, nuôi thầy đồ, những phụ nữ đã nuôi chồng con học hành. Đây là một điều hiếm thấy trong các hương ước ở các khu vực khác
Khoán ước xã Quang Hiển(1877) quy định: Người nào nuôi được thầy giỏi rèn cho sĩ tử, sẽ được phụ cấp 1 mẫu công điền để tỏ lòng tôn trọng đạo Tư văn.
Bên cạnh những quy ước khuyến khích việc học tập thì trong các hương ước cổ của Ninh Bình cũng có những điều khoản mang tính răn đe, phạt nặng những trường hợp lười nhác, trốn học, mượn có đi học để chơi, bỏ bê việc học. “Trà tu xã điều ước”(1892)quy định: Nếu ai bỏ học, tự tiện về quê nhà, khi phát hiện sẽ phạt tiền 6 quan (trong đó 3 quan thưởng cho người tố giác), để răn đe kẻ giả danh.  Hoặc Khoán ước xã Quang Hiển(1877): người nào chỉ mượn cớ học để du chơi, sẽ chiểu theo mà phạt 1 quan.
Qua một số nội dung trên ta thấy rõ tinh thần hiếu học của người dân Ninh Bình xưa. Đó thực sự là một truyền thống quý báu. Ngày nay, khi Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm đến giáo dục, coi "Giáo dục - đào tạo và khoa học là quốc sách hàng đầu" thì công tác khuyến học được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức.
Thiết nghĩ những vấn đề về khuyến học trong các hương ước cổ xưa cũng cần được khơi dậy và kế thừa những mặt tích cực tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của người xưa trong giai đoạn xây dựng đất nước ngày nay.
(Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình tháng 9 năm 2011)