Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Hồ Quý Ly với Phật giáo

Hồ Quý Ly với Phật giáo
TS Đinh Văn Viễn
Ths Nguyễn Văn Mão
Tạp chí Khuông Việt số 48,49, trang 26-29





TS. Đinh Văn Viễn: CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở VIÊNG CHĂN GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở VIÊNG CHĂN
GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


TS. Đinh Văn Viễn
(Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Hội thảo Khoa học Quốc tế Phật giáo Việt Nam - Lào
chủ đề “Phật giáo Việt Nam tại Lào: Lịch sử, Thực trạng và Định hướng phát triển”)

PHẬT GIÁO Ở VÙNG ĐẤT QUẢNG BÌNH TRƯỚC THẾ KỶ XI
TS. Nguyễn Văn Quảng& TS. Đinh Văn Viễn
trang 27-48


Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phật giáo Quảng Bình xưa và nay
https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=ky-yeu-hoi-thao-khoa-hoc-phat-giao-quang-binh-xua-va-nay/muc-luc-1051.html
Tóm tắt
Trước thế kỷ XI, vùng đất Quảng Bình là một phần của Champa. Bên cạnh Bà la môn giáo, ở Champa còn có Phật giáo và Hồi giáo, trong đó, trong thời kỳ cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, Phật giáo Champa rất hưng thịnh và thay thế Bà la môn giáo trở thành tôn giáo quan trọng nhất của Champa.
Việc nghiên cứu về Phật giáo Champa nói chung đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, nhất là các công trình của L.Finot22, Anne-Valérie Schweyer23Trần Kỳ Phương và Nguyễn Thị Tú Anh24 Tuy nhiên, đi sâu tìm hiểu lịch sử Phật giáo ở Quảng Bình trong thời kỳ Champa (trước thế kỷ XI) không nhiều, chủ yếu là đề cập đến một số di tích như Đại Hữu, Mỹ Đức khi đề cập đến Phật giáo Champa nói chung, hay viết về Phật giáo ở thời kỳ Indrapura25.
Trong bài viết này, trên cở sở những di chỉ khảo cổ học Champa ở vùng đất Quảng Bình như ở Mỹ Đức, ở Đại Hữu, ở động Phong Nha,… chúng tôi trình bày những dấu ấn, diện mạo Phật giáo ở vùng đất Quảng Bình thời kỳ trước thế kỷ XI.
Từ khóa: Quảng Bình, Phật giáo, Chămpa, Đại Hữu, Mỹ Đức, Phong Nha.
  1. Vài nét về vùng đất Quảng Bình trước thế k XI
Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam hiện nay, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh - vùng đất được coi  thuộc không gian văn hóa Đông Sơn, sau này là Đại Việt, với ranh giới là đèo Ngang/Hoành Sơn, phía Nam giáp tỉnh
 
  • Đại học Khoa học, Đại học Huế
** Đại học Hoa Lư, Ninh Bình


22 Finot L. (1901), “La Religion des Chams daprès les monuments, étude suivie dun Inventaire sommaire des monuments Chams de lAnnam”, BEFEOTome 1, pp. 25 - 26.
23 Anne-Valérie Schweyer (2009), Buddhism in Čampā, Vietnam: Histoire et perspectives contemporaines,
Moussons.
24 Trần Kỳ Phương, Nguyễn Thị Tú Anh (2019), “Nhận thức mới về pho tượng bồ tát bằng đồng của đồng Dương: Laksmindra - Lokesvara, Prajnaparamita hay Tara?”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - xã hội Đà NẵngSố 119 (2019), tr. 46-51.
25 Nguyễn Hữu Thông (2015), “Phật giáo Chăm – pa và vị trí của vùng đất Quảng Bình dưới triều đại Indrapura (thế kỷ IX – X), Liễu Quán tháng 5-2015”, chuyên đề “Những ngôi cổ tự trên đất Quảng Bình”, tr. 22-27.

Quảng Trị, phía Đông  biển Đông và phía tây tiếp giáp với nước bạn Lào. Vùng đất Quảng Bình  địa hình kéo dài theo chiều bắc - nam, hẹp chiều đông - tây, là một vùng đất có chiều ngang hẹp nhất miền Trung nước ta26. Quảng Bình có diện tích phần lớn là đồi núi, tập trung ở phía Tây, nơi có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Vùng này có nhiều hang động kỳ vĩ, không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên có một không hai trên trên giới, giàu sản vật, mà còn là nơi chứa đựng nhiều tàn tích văn hóa qua các thời kỳ từ tiền sử đến lịch sử. Đồng bằng Quảng Bình nhỏ hẹp, nhưng bù lại, Quảng Bình có bờ biển dài27, phía đông có nhiều cảng/cửa biển quan trọng, là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển như Ròn, Lý Hòa, Nhật Lệ. Vùng này cũng  nhiều con sông lớn, chảy theo hướng tây – đông như sông Ròn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Long Đại, Kiến Giang, sông Nhật Lệ trong đó hai con sông lớn là sông Gianh (Linh Giang) với hai chi lưu là nguồn Nậy và nguồn Son, sông Nhật Lệ từ hai chi lưu là Kiến Giang (Bình Giang) và Long Đại đã trở thành hai bồn thu nước khổng lồ làm nên sự trù phú của cả vùng đất đồng bằng và là những con đường quan trọng để buôn bán và giao lưu văn hóa.
Những nghiên cứu về khảo cổ học cho thấy, vùng đất Quảng Bình hiện nay thuộc địa bàn phân bố của văn hóa Hòa Bình (sơ kỳ đá mới, khoảng 1 vạn năm cách ngày nay)28, sau đó là văn hóa Bàu Tró (hậu kỳ đá mới, sơ kỳ kim khí, khoảng 5000 - 4000 năm cách ngày nay). Đáng chú ý, sự phát hiện nhiều hiện vật mang đặc trưng của văn hóa Đông Sơn ở Quảng Bình, tiêu biểu là trống đồng ở Phù Lưu (Quảng Trạch); rìu đồng, dao găm đồng ở Cổ Giang (Bố Trạch), khuôn đúc đồng ở Hương Hóa (Tuyên Hóa) cho phép khẳng định: Quảng Bình là một trong những địa bàn phân bố của nền Văn hóa Đông Sơn (còn gọi là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc) và là miền đất phía Nam của nước Văn Lang, rồi Âu Lạc. Trong thời kỳ Sơ sử, Quảng Bình cũng là địa bàn khởi thuỷ một giai đoạn và một không gian văn hoá sơ sử với tổ chức hành chính  khai, dạng “tiền nhà nước” là Việt Thường Thị29. Vào giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.500 năm cách ngày nay), nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở hợp nhất các bộ tộc Lạc Việt, mà trung tâm là vùng trung du Bắc Bộ.

26 Nơi hẹp nhất theo chiều chỉ xấp xỉ 50 km.
27 Khoảng 116,04 km.
28 Văn hóa Hòa Bình là nền văn hóa sơ kỳ đá mới ở Việt Nam nhưng công cụ mang kỹ thuật Hòa Bình thì phần bố nhiều quốc gia ở Đông Nam Á (“Phức hợp kỹ thuật Hòa Bình/technocomplex”). Nền văn hóa này có niên đại kéo dài từ khoảng 18.000 năm - 7.500 năm cách ngày nay. Địa bàn phân bố của văn hóa Hòa Bình rất rộng, từ các tỉnh phía bắc kéo dài đến tỉnh Quảng Trị hiện nay. Ở Quảng Bình, dấu vết văn hóa Hòa Bình phát hiện tại các hang Yên Lạc, Kim Bảng, Xóm Thón, Hang Trăn, Khe Tong, Xóm Thâm và Đức Thi.
29 Nguyễn Khắc Thái (2014), Lịch sử Quảng Bình từ Tiền sử đến cuối thế kỷ XIX, Đề tài KHCN cấp tỉnh, Quảng Bình, tr. 64.

Lúc này, vùng đất Quảng Bình có thể là địa bàn phía Nam của nước Văn Lang mà những dấu vết văn hóa Đông Sơn phát hiện được ở Quảng Bình đã cho thấy điều đó. Vào cuối thế kỷ III trước công nguyên, nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bị Thục Phán, một thủ lĩnh của Âu Việt thôn tính và thành lập nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh,  Nội). Lúc này, vùng đất Quảng Bình vẫn thuộc phạm vi nước Âu Lạc. Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư và quan trọng là đặc điểm về hoạt động sản xuất, đời sống và vị thế địa lý của địa bàn  hình thái tổ chức cộng đồng và chính quyền sơ khai của địa phương trong khu vực cư dân cổ Quảng Bình không phải lúc nào cũng hoàn toàn đồng nhất với khu vực phía Bắc30. Tuy nhiên, việc tìm thấy khuyên tai hai đầu thú trong Văn hóa Bàu Tró (được xem là tiền thân của văn hóa Sa Huỳnh), khuyên tai ba mấu ở Tam Tòa (Đồng Hới) đã cho thấy, Quảng Bình là vùng đất giao thoa mạnh mẽ giữa văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc và Văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung.
Năm 179 TCN, Triệu Đà tiêu diệt nước Âu Lạc, sáp nhập nước ta vào nước Nam Việt, lúc này nhà Triệu chia lãnh thổ của nước Văn Lang - Âu Lạc trước đó thành hai quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Bắc Trung Bộ), vùng đất Quảng Bình ngày nay không thuộc phạm vi cai quản của quận Cửu Chân của nhà Triệu. Năm 111 TCN, Hán  Đế tiêu diệt nước Nam Việt của Triệu Đà, sáp nhập toàn bộ lãnh thổ của nước Nam Việt, trong đó, có 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân ở nước ta, vào lãnh thổ của nhà Tây Hán. Bên cạnh việc giữ nguyên hai quận cũ, Hán  Đế còn lấy phần đất từ Hoành Sơn trở vào,  thể đến Phú Yên ngày nay, thành lập ra một quận mới trực thuộc nhà Hán, gọi là quận Nhật Nam. Quận Nhật Nam có 5 huyện là Tây Quyển, Tỷ Cảnh, Chu Ngô,  Dung và Tượng Lâm, trong đó, theo Đào Duy Anh, hai huyện Tây Quyển, Tỷ Cảnh/Ảnh về cơ bản nằm trên đất Quảng Bình, Chu Ngô thuộc vùng Quảng Trị, Lô Dung thuộc vùng Thừa Thiên Huế, còn Tượng Lâm ở phía nam đèo Hải Vân31.
Dưới sự quản lý của nhà Hán, nhân dân quận Nhật Nam bị áp bức bóc lột nặng nề, do đó thường xuyên nổi dậy đấu tranh chống lại ách đô hộ của nhà Hán. Theo sử liệu Trung Hoa, vào năm Sơ Bình thứ ba, đời vua Hiến đế nhà Hán (192), nhân dân quận Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nổi dậy khởi nghĩa ở Xianglin/Tượng Lâm, giết huyện lệnh và tự lập làm vua32. Đó cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời

30 Nguyễn Khắc Thái (2014), đã dẫn, tr. 73 - 74.
31 Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đờiNxb. Thuận Hóa, Huế, Tr. 68 - 69.
32 Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa cổ Champa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, tr. 51; Lafont P.B (2014), Kingdom of Champa: Geographic - Population - History, International Office of USA, San Jose, California, USA, pp. 87.

của một vương quốc mà mãi đến những năm 220 - 230 chúng ta mới biết được tên của vương quốc đó là Lin - Yi/Lâm Ấp33. Hiện nay, vấn đề kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp về cơ bản chưa thống nhất và vùng đất bắc Hải Vân ngay từ đầu có phải là địa bàn phát tích cuộc khởi nghĩa của Khu Liên hay không vẫn còn những ý kiến trái chiều nhưng qua sử liệu Trung Hoa, chúng ta biết rằng, ngay sau khi lập quốc không lâu, năm 248, lợi dụng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ở Cửu Chân, Lâm Ấp tấn công miền bắc Nhật Nam và chinh phục Ba Đồn, Quảng Bình hiện nay. Năm 347, vua của Lâm Ấp là Phạm Văn giết Thái thú Hạ Hầu Lãm, bình định huyện thành Tây Quyển, chiếm cứ Nhật Nam và đòi thứ sử Giao Châu lấy đèo Ngang làm ranh giới giữa Lâm Ấp và Giao Châu34. Như vậy, đến năm 347, vùng đất từ đèo Ngang trở vào đã hoàn toàn thuộc phạm vi lãnh thổ của Lâm Ấp.
Một số ý kiến gần đây cho rằng, Lâm Ấp/Lin - Yi không phải là Champa mà  một tiểu vương quốc tồn tại ở miền Trung Việt Nam cùng với một số tiểu vương quốc khác như Xitu/Tây Đồ, Boliao, Quduqian trước khi xuất hiện thuật ngữ Champa trong các bia 35. Khoảng đầu thế kỷ VII, vương quốc Lâm Ấp hợp nhất với các tiểu vương quốc khác ở phía nam, cùng với quá trình Ấn Độ hóa mạnh mẽ đã dẫn tới sự hình thành quốc gia Champa (Champa hợp nhất), với tên gọi Champapura (thành phố của Champa) được đề cập trong bia ký Mỹ Sơn năm 658 và bia ký Campuchia năm 66736. Phạm vi của vương quốc Champa (Champa hợp nhất) kéo dài từ dãy Hoành Sơn đến tận sông Dinh (Bình Thuận hiện nay). Từ khi hợp nhất thành vương quốc Champa, vùng đất Quảng Bình trở thành vùng biên viễn của Champa, là nơi tiếp giáp với lãnh thổ của Trung Hoa (thời Bắc thuộc) và sau này là Đại Việt mà Hoành Sơn là ranh giới, chính vì vậy, trãi qua các vương triều Hoàn Vương (thế kỷ VIII – IX), Indrapura (thế kỷ IX – X), Vijaya (thế kỷ XI), các vị vua Champa đều coi trọng vùng đất này, nhất là trong chiến lược quân sự của vương quốc. Vì tính chất quan trọng của vùng đất nên trong suốt thời kỳ Lâm Ấp - Champa, vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa Lâm Ấp
- Champa với các triều đại phong kiến Trung Hoa (thời Bắc thuộc, trước thế kỷ X),

33 Lafont P.B (2014), đã dẫn, pp. 87.
34 Stein R. A (1947), “Le Lin - Yi, sa localisarion, sa con tribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine”, Han - hiue Bullentin du Centre dEtudes Sinologiques de Pékin, 2.1-3, Pékin, pp. 17 - 18.
35 Schweyer A. (2010), “The Birth of Champa”, Connecting Empires and States, Selected Papers from the 13th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, Volume 2, Edited by Dominik Bonatz, Andreas Reinecke & Mai Lin Tjoa - Bonatz, NUS Press, Singapore, p.105.
36 Lafont P.B (2014), đã dẫnpp. 90.

sau đó là với Đại Việt (từ thế kỷ X), trong đó vùng đất Quảng Bình là địa đầu của chiến tuyến37.
Năm 1069, vua Champa là Rudravarman III (Chế Cũ) thất bại trong cuộc chiến với nhà Lý và đã bị bắt về Thăng Long, để chuộc mạng, Rudravarman III đã phải dâng hiến vùng đất 3 châu phía Bắc của Champa cho nhà Lý là Bố Chính, Địa Lý (cơ bản ứng với tỉnh Quảng Bình ngày nay) và Ma Linh (tương ứng với 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh, Quảng Trị ngày nay). Từ đó, vùng đất Quảng Bình ngày nay được sáp nhập vào biên giới Đại Việt, kết thúc sự tồn tại của vương quốc Champa trên vùng đất này.
  1. Dấu n Pht giáo ở vùng đất Quảng Bình trước thế k XI
Trong thời kỳ Lâm Ấp - Champa (trước năm 1069), nếu như khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là vùng phía bắc của vương quốc Champa, nơi thường xuyên xảy ra các cuộc giao tranh giữa Champa với Trung Hoa (trước thế kỷ
XI) và Đại Việt (từ thế kỷ X trở về sau) thì Quảng Bình là vùng địa đầu của chiến tuyến, do đó sự phát triển về kinh tế sẽ  phần hạn chế, dân cư ít tập trung hơn,  vậy mà số lượng các di tích Champa ở đây không nhiều bằng các khu vực ở phía Nam. Vả lại, vùng đất này sớm sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt cho nên nhiều di tích nhanh chóng bị mất dấu, trở thành phế tích. Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay ở vùng đất Quảng Bình còn dấu vết của 4 thành – lũy và khoảng 8 di tích đền - tháp, đó là chưa kể đến nhiều tác phẩm điêu khắc bằng đá, bằng đồng đã được phát hiện từ đầu thế kỷ XX đến nay38 (Xem bảng 1). Những dấu tích văn hóa này  niên đại kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỷ giữa XI (1069), đã phản ánh sự thật lịch sử vương quốc Champa, đồng thời cho thấy sự phát triển về văn hóa (cả vật chất và tinh thần) của cư dân Champa ở vùng đất biên viễn này. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, với những kết quả nghiên cứu của các học giả người Pháp trước đây và Việt Nam sau này, ở vùng đất Quảng Bình, các di tích, di vật liên quan đến Phật giáo thời kỳ Champa có số lượng khá nhiều so với các vùng miền khác của vương quốc Champa (trừ vùng đất Quảng Nam), loại hình phong phú, đa dạng như di tích đền - tháp, bia ký, các tác phẩm điêu khắc bằng đá, đồng, được phát hiện trên nhiều khu vực ở Quảng Bình.

37 Trong các cuộc chiến tranh giữa Lâm Ấp và Trung Hoa, đáng chú ý nhất là cuộc chinh phạt Lâm Ấp của Đàn Hòa Chi (năm 446) và Lưu Phương (năm 605). Các cuộc đối đầu năm 605 đã diễn ra tại tỉnh Quảng Bình, không quá xa Ba Đồn. Một vị tướng có tên là Liu Fang/Lưu Phương đã đưa quân của ông ta đến sông Gianh, tiến đến Huế, tiến lên đèo Hải Vân và trong vòng 8 ngày đã đánh chiếm kinh đô của Lâm Ấp (có lẽ tại Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam hiện nay - NVQ) [Schweyer A. (2010), đã dẫn, pp. 111].
38 Nguyễn Văn Quảng (2018), Các di tích đền - tháp, thành - lũy Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến  Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội  Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Điều này phản ánh sự phát triển của văn hóa Champa ở Quảng Bình nói chung, Phật giáo ở vùng đất này nói riêng.

2.1. Các di tích đền – tháp

Ở Quảng Bình hiện nay còn hiện diện khoảng 8 di tích đền - tháp Champa, trong đó, có 2 di tích rất quan trọng liên quan đến Phật giáo, đó là Đại Hữu và Mỹ Đức.
- Di tích Đại Hữu: tọa lạc tại cụm 3, thôn Đại Hữu, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh hiện nay. Vị trí tọa lạc của di tích thuộc vùng bán sơn địa, gần núi Thần Đinh và sông Long Đại.
Di tích này được linh mục P. Henri de Pirey khai quật trong ba năm 1918, 1922 và 192539, kết quả sơ bộ được L. Finot và V. Golubev công bố trong năm 192540  sau đó được L. Aurousseau công bố đầy đủ trên BEFEO41. Cuộc khai quật đã làm xuất lộ nền móng của ba tháp chính/Kalan bằng gạch, đứng song song, thẳng trục, cách nhau khoảng 1.0m, mặt bằng đều có dạng hình vuông. Tháp A (tháp nam) có kích thước (5.95 x 5.95)m, lòng tháp rộng (3.0 x 3.0)m, cửa chính rộng 1.95m. Tháp B (tháp giữa)  kích thước nhỏ hơn, (5.50 x 5.50)m, lòng tháp rộng (3.0 x 3.0)m, cửa chính rộng 1.45m. Tháp C (tháp bắc) có kích thước (5.90 x 5.90)m, lòng tháp hẹp hơn hai tháp còn lại (2.90 x 2.90)m, cửa chính rộng 1.76m42. Khi khai quật tháp A (tháp Nam) và C (tháp bắc) đã phát hiện dấu vết của hố thiêng bên trong chứa các vật thiêng, liên quan đến nghi lễ Ấn Độ giáo.

39 Năm 1918, P. Henri de Pirey khai quật tháp A, năm 1922  1925 tiếp tục khai quật tháp B và C.
40 Finot L., Golubev V. (1925), “Fouilles de Dai Huu”, BEFEO, Tome 25, pp. 469 - 475.
41 Aurousseau L. (1926b), “Nouvelles fouilles de Đại-hữu (Quảng-bình, Annam)”, BEFEO, Tome 26, pp. 359 362.
42 Aurousseau L. (1926b), đã dẫn, pp. 390.
  • Trong báo cáo của L. Finot và L.Golubev, kích thước của các nền móng có phần khác biệt so với báo cáo của
L. Aurousseau. Theo bản vẽ của L. Finot và L.Golubev, kích thước của các nền móng tháp lần lượt là, A: (6.30 x 4.60)m, B: (5.45 x 5.30)m, C: (5.90 x 5.90)m [Finot L., Golubev V. (1925), đã dẫnpp. 470].

Đáng chú ý, cuộc khai quật tại di tích này cũng tìm thấy nhiều hiện vật liên quan đến Phật giáo, rất có giá trị, tiêu biểu là:
01 tượng  Phật (Budda)  bằng đồng, cao 0.445m; 01 tượng Lokesvara bằng đồng, cao 0.335m;                            
01 tượng Prajnaparamita bằng đá, cao 0.65m; 01 tượng nhỏ của Lokesvara mạ đồng, cao 0.122m;
01 vật thờ cúng bằng kim loại, cao 0.082m;
các mảnh vỡ của một bức tượng bằng sành khác và 01 mảnh vỡ Yoni (dài 0.29m, rộng phần trong 0.37m, phần ngoài 0.17m và cao  0.17m) có 
minh văn 2 mặt ở phần vòi, mỗi mặt 3 dòng. Nội dung minh văn ca ngợi sự thông minh, mạnh mẽ và lòng từ bi của Ratna - Lokesvara, sự giàu  của vua Jaya Sinhavarman, cũng như việc xây dựng một đền - tháp, thờ Ratna - Lokesvara ở vùng đất có tên gọi Vrddha - Ratnapura43.

Hiện nay, di tích Đại Hữu đã trở thành phế tích, đa phần các hiện vật đã bị thất lạc. Trước đây, BT Điêu khắc Champa Đà Nẵng có lưu giữ một tượng Padmapani (Bồ tát Liên Hoa) bằng sa thạch, cao 0.97m, tạo hình trong tư thế đứng, hai tay cầm búp sen, đặt trên hai trụ đỡ, búi tóc vấn theo kiểu Jata - Mukuta và có thiết trí hình tượng Phật A Di Đà ở phía trước, niên đại thế kỷ IX - X nhưng đã bị mất năm 1988.

43 Finot L., Golubev V. (1925), đã dẫnpp. 471 - 472.

BT Lịch sử Tp. HCM hiện đang trưng bày một tượng Phật bằng đồng44 và một tượng Quan thế âm Bồ tát (Avalokitesvara) bằng đồng45, niên đại thế kỷ IX - X, có nguồn gốc tại di tích Đại Hữu. Ngoài ra, tại BT Lịch sử Quốc gia cũng đang giữ một tượng Prajnaparamita bằng đá, cao 0.78m, cũng  nguồn gốc tại di tích này46.
Dựa vào tài liệu bia ký và các tác phẩm điêu khắc, có thể khẳng định, khu đền - tháp Đại Hữu  một niên đại xây dựng dưới thời Jaya Sinhavarman (898 - 908), tức thế kỷ IX - X, nhằm cúng hiến cho Ratna - Lokesvara.
- Di tích Mỹ Đức: Hiện nay tọa lạc trên một gò đất, cao hơn mặt bằng xung quanh khoảng 0.60 - 0.70m, thuộc đội 2, thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, thuộc địa hình đồng bằng, gần sông Cẩm Lý - một nhánh của Kiến Giang.
Di tích này được P. Henri de Pirey khai quật trong những năm 1921 - 1922 nhưng không có báo cáo nào được công bố ngoài một vài thông tin từ tường thuật của các học giả người Pháp sau đó47. Kết quả khai quật cho thấy, khu đền - tháp Mỹ Đức gồm ba tháp chính/Kalan nằm thẳng hàng, phía trước có một tháp ba cửa (tháp cổng?) và một tháp ở phía nam, trong một vành đai vây quanh một phòng lớn nằm giữa trục của tổng thể. Những  sở bố trí như thế này gợi lại cùng một lúc các cơ sở ở Đại Hữu và cả những cơ sở ở Đồng Dương48. Cuộc khai quật cũng đã tìm thấy nhiều hiện vật thể hiện rõ tính chất Phật giáo của khu đền - tháp và thuộc cùng một phong cách với di tích Đại Hữu: 01 mảnh bia ký, không có niên đại, có hai thuật ngữ liên quan đến  Phật  giáo:  Jagađhura  và  Abhayađa;  01  Garuda  lớn  bằng  đá;  01  tượng


44 Tác phẩm này là một tượng Phật bằng đồng, đứng trên tòa sen, cao 0.45m, hai tay đang bắt ấn vô úy (Vitarva
  • mudra), tóc xoắn thành ba tầng, có mắt thứ ba trên trán (huệ nhãn/urna).
45 Tác phẩm được làm bằng đồng, thể hiện Quan Thế âm Bồ tát (Avalokitesvara) trong tư thế đứng, ngực nở, eo thon, mang nhiều trang sức ở tai, cổ, bắp tay, cổ tay, cổ chân,… khuôn mặt đầy đặn. Đôi mắt mở, tóc búi cao, đầu đội vương miện, chạm hình tượng Phật A Di Đà ngồi. Tượng có 4 tay, 2 tay sau hơi cong vào, một tay cầm quyển sách, 2 tay trước đưa ra cầm nụ sen và bình nước cam lồ. Kích thước: cao: 0.52m; ngang 0.30m. Tượng Avalokitesvara Đại Hữu đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 2599/QĐ-TTg, ngày 30/12/2013 công nhận là Bảo vật Quốc gia (đợt 2) [Trần Thị Diệu Hồng (2014), “Tượng đồng Avalokitesvara Chămpa Đại Hữu là bảo vật quốc gia”, TTKH & CN, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, tr. 70]. Tác phẩm này không thấy đề cập trong báo cáo của L. Finot và L. Aurousseau.
46 Tác phẩm này cũng không thấy đề cập trong báo cáo của L. Finot và L. Aurousseau.
47 EFEO (1918), “Chronique”, BEFEO N010, pp. 61; EFEO (1922), “Chronique”, BEFEO N022, pp. 372 – 375;
Boisselier J. (1963), La statuaire du Champa, recherché sur cultes et L’Iconographie, Ecole Francaise D’extreme - orient, Paris, p.136; Finot L., Golubev V. (1925), đã dẫnpp. 474 - 475.

Prajnaparamita bằng đá, 02 tượng Avalokitesvara bằng đá (01 tượng nam, 01 tượng nữ), 01 tượng bán thân Padmapani (Bồ tát Liên Hoa), 02 tượng Phật bằng đồng thau ngồi và một Maitreya (Đấng Từ bi) nhỏ bằng đồng, 01 mảnh trang trí hình sư tử bằng đồng49.

Lịch sử Quốc gia - 01 tượng Maitreya, 01 mảnh trang trí hình sư tử; sưu tập David Weill - 01 tượng Prajnaparamita50số còn lại không biết ở đâu?.
Sự xuất hiện hai thuật ngữ liên quan đến Phật giáo trên tấm bia tìm được (Jagađhura và Abhayađa), cũng như sự hiện diện của các tượng Avalokitesvara (Quan Thế âm Bồ Tát), Padmapani (Bồ Tát Liên Hoa) và Prajnaparamita tại di tích trong cuộc khai quật năm 1925, cho thấy di tích đền - tháp Mỹ Đức cũng là một cơ sở thờ tự Phật giáo. Đáng chú ý, các tác phẩm này  nhiều điểm tương đồng về tiếu tượng học với loại hình tượng ở di tích Đại Hữu nên di tích đền - tháp này cũng có một niên đại xây dựng trong thời kỳ Indrapura, cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X.
  • Động Phong Nha (làng Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch) là một hang ngắn (khoảng hơn 600m) thuộc hệ sơn khối đá vôi Phong Nha Kẻ Bàng, được các học giả người Pháp khám phá và nghiên cứu kỹ lưỡng từ cuối thế kỷ XIX. Những khám phá đó cho thấy, động Phong Nha là không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên thế giới mà còn là nơi có nhiều trầm tích văn hóa, trong đó có văn hóa Champa, đặc biệt  Phật giáo.
Ông C.Paris, một trong những người đầu tiên, sau các nhà truyền giáo ở vùng này đến thăm động Phong Nha và “đã nhận ra ở bên phải lối vào, một bệ thờ xây bằng gạch Chàm do người An nam lắp ráp lại, hồi xưa nâng đỡ một pho tượng đá, chân bắt chéo, đeo một
svastika  trước  ngực,  đội    che  gáy.  Pho
tượng chắc đã bị đẩy xuống sông. Ở giữa động, chắc hẳn còn một bệ thờ với một pho tượng nữa” 51 . Năm 1901, trong bài viết La Religion des Chams daprès les monuments, étude suivie dun Inventaire sommaire des monuments Chams de lAnnam, đăng trên BEFEO, L.Finot cho biết đã tìm thấy ở Phong Nha 35 hình ảnh Phật giáo Đại Thừa bằng đất nung thể hiện 5 chủ đề: 1. Đức Phật ngồi trên đài sen; 2. Hình tháp có đỉnh hình các lọng ô; 3. Bồ Tát Avalokitesvara; 4. Bồ Tát Pamapani; 5. Người ngồi trên đài sen. Các tác phẩm Phật giáo này đều có dạng gần tròn, kích thước nhỏ (0.05 - 0.10m)52.
Năm 1909 - 1918, H. Parmentier cung cấp bản vẽ một tượng Phật, kích thước nhỏ, bằng đất nung, rất cứng, ngồi trên bệ sen,  nguồn gốc ở Phong Nha. Toàn bộ chiều cao của tượng chỉ từ 0.08 - 0.10m. Đức Phật ngồi xếp bằng tròn, bàn tay trái duỗi ra, đặt nằm trong lòng, bàn tay phải chỉ xuống đất theo động tác cổ điển. Búi  buộc ngược thành túm trên đỉnh đầu,  lẽ  theo truyền thống Usnisa, không thấy  dấu 

des 
urna. Chỉ vai phải và bàn tay trái để trần53. Niên đại của tác phẩm được xác định khoảng thế kỷ X.
Ngoài tượng Phật và các tiểu phẩm Phật giáo, C. Paris cũng đã thu thập được 97 bia ký, chia thành 162 tờ. Các bia  có dạng chữ bất thường và những khó khăn trong việc dập lại chính xác, khiến việc phiên dịch các bia  đó chưa thể tiến hành được. Tuy vậy cũng đã đọc được tên Cariputra phù hợp với tính chất Phật giáo của các hang động này54. Trong số các bia  đó, Coedes George nhận ra có những bia ký có niên đại 103155. Những bia ký đó hiện nay vẫn còn dưới những góc độ nhất định tại động Phong Nha.
Những dữ liệu này cho thấy, Phong Nha  trung tâm Phật giáo Đại thừa quan trọng ở khu vực bắc Champa  có thể tồn tại qua nhiều thời kỳ, từ thế kỷ IX - thế kỷ XI, sau đó được người Việt kế thừa, biến đổi nơi này thành đền thờ Chân Linh tiên nữ.
      1. Bia ký
Ngoài các bia ký liên quan đến Phật giáo gắn liền với các di tích Đại Hữu, Mỹ Đức, Phong Nha như đã nói ở trên, ở vùng đất Quảng Bình, cũng tìm thấy một số bia ký liên quan đến Phật giáo, tiêu biểu là bia ký Ròn (hay còn gọi là bia Bắc Hạ). Đây  xa nhất về phía bắc của Champa.
Bia Ròn được ông Charles-B. Maybon phát hiện vào đầu thế kỷ XX gần cửa Ròn, nay thuộc huyện Quảng Trạch56, sau đó được đưa về bảo tàng Tourane, này là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Bia này là một rầm cửa của đền – tháp Champa, có kích thước 148 x 32 x 38 cm, được làm từ đá granite. Nội dung bia ký kể lại việc cúng dường đất đai của một vị vua mà tên tuổi không được lưu lại, ủng hộ cho nhân vật Ḍamareśvara. Danh xưng này, nghĩa là “vị chúa tể của Hỗn loạn”, thoạt nhìn gợi nghĩ đến thần Śiva. Theo Huber thì đây là danh xưng của Avalokiteśvara, tuy nhiên,

53 Parmentier H. (1909), đã dẫn, p. 545.
54 Parmentier H. (1909), đã dẫn, p. 545.
55 Coedes G. (1923), Liste generale inscriptions du Champa et du Cambodge, Imprimerie, Dextreme - orient, Ha Noi, pp. 26 - 27.
56 Chúng tôi cho rằng, bia Ròn có nguồn gốc tại di tích đền – tháp Lòi Giàng, nay tọa lạc tại thôn Phú Lộc 1,  Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, vỉ đây  di tích đền – tháp duy nhất nằm gần cửa Ròn.

quan điểm này thật khó thuyết phục. Arlo Griffiths thì cho rằng, rằng tên này (Ḍamareśvara) được Phạn hóa từ một tên Chăm và ở một dạng khác là draṃvihāra, mà có thể  nghĩa “Tu viện Dram”. Những  do chủ yếu để nghĩ đến một nhân vật sùng bái Phật giáo hẳn là việc văn bản có đề cập đến từ vihāra (tu viện), có thể nói đến một tu viện Phật giáo57. Niên đại tấm bia này được xác định trong khoảng phần đầu và giữa thế kỷ IX58.
      1. Điêu khắc
  • Thân tượng Phật Quảng Khê: được người Pháp phát hiện tại làng Quảng Khê vào đầu thế kỷ XX (nay thuộc xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch) cùng với một vài mảnh tượng vụn nát thuộc nhiều niên đại khác nhau, trong đó có một đầu tượng Bồ Tát (Bodhisattva). Thân tượng Phật Quảng Khê được làm bằng sa thạch, mất phần đầu và phần dưới thắt lưng trở xuống, do đó không có nhiều thông tin về tiếu tượng học. Tuy nhiên, dựa vào những gì còn lại thì nhận thấy rằng, đây là thân một pho tượng Phật nằm trong nhóm các tượng Phật có hai vai che kín, y phục xếp thành nếp, có mối liên hệ đến truyền thống những bức tượng Gupta đầu tiên. Theo Boisselier, tính chất độc đáo của thân tượng Phật ở Quảng Khê dường như nằm trong cách gắn hào quang, khác với cách gắn đối với các tượng khác và được đánh dấu bởi những chỗ hở ở mức độ các xương bả vai, tương tự như bức tượng lớn ở Bukit Seguntang, Sumatra, Indonesia, thuộc truyền thống nghệ thuật Dvaravati59 . Thân tượng Phật Quảng Khê được xác định có niên đại tương đối nằm giữa thế kỷ IV và thế kỷ VI, thuộc nhóm các tượng Phật có hai vai che kín. Với niên đại này, đây là bằng chứng sớm nhất về dấu ấn Phật giáo Champa ở Quảng Bình.

57 Griffiths A., Amandine Lepoutre, William A. Southworth and Thanh Phan (2012), The Inscriptions of Campā in the Museum of Cham Sculpture at Đa Nang, Hanoi and Ho Chi Minh City, VNUHCM Publishing House, tr. 75-77.
58 Griffiths A., Amandine Lepoutre, William A. Southworth and Thanh Phan (2012), đã dẫn, p. 75.
59 Boisselier J. (1963), đã dẫn, PP. 135.


-

Bộ sư tập tượng đồng ở Kẻ Nại: được Lemire sưu tầm tại Kẻ Nại (hiện nay có thể là làng Diêm Điền, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới), bao gồm nhiều bức tượng nhỏ bằng đồng, với nhiều phong cách và niên đại khác nhau, trong đó đáng chú ý có một tượng Avalokitesvara (Quan Thế âm Bồ tát) bằng đồng, đầu có vầng hào quang hình bầu dục, có vằng hình như ngọn lửa, chỉ liên quan tới đầu và mọc ra từ đôi vai. Y phục có một thân dài, khá tự nhiên, lướt qua trên thắt lưng bằng kim loại quý và được giữ lại bởi khăn choàng - thắt lưng và để cho thân sa xuống được tự do. Hai tai đeo những vòng tai nặng, các cổ tay và các mắt cá mang vòng thòng xuống do sức nặng của chúng. Vương miện rất hẹp, được trang trí nhưng bông hoa nhỏ, đặt trên một mái tóc có Jata cao, trên chóp có một kiểu trang trí ở đầu mút.
Ở Kẻ Nại cũng tìm thấy một bức tượng nhỏ khác thuộc sưu tập Lemire cũ, có thể là Padmapani (Bồ Tát Liên Hoa). Đồ đội có ba vương miện liên tiếp, không  tượng Amitabha; chiếc kiềng trên cổ được trang trí một hàng miếng bảo thạch nhỏ. Mặt sau của bức tượng nhỏ, dẹt, được đúc khuôn một cách cẩn thận. Niên đại bức tượng được xác định niên đại thế kỷ IX - X60.
Ngoài những di tích, di vật quan trọng trên, theo J.Boisselier, cách Mỹ Đức tám cây số về phía Bắc, ở Thu Thư (Thủ Thư?) cũng đã sưu tầm được một vài hiện vật Phật giáo, đó là một bức tượng nhỏ của Lokesvara bằng đá  nhiều mảnh tượng Phật bằng đồng thau61
  1. Một vài nhận xét
Hiện nay, chưa có một tài liệu nào chứng minh một cách chắc chắn thời điểm cụ thể Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá vào nước ta. Tuy nhiên, với những nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ có thể thấy rằng, vào những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã có mặt ở Bắc Việt Nam, với trung tâm Phật giáo lớn nhất (và cũng là lâu đời nhất) nước ta là Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Trung tâm Phật giáo Luy Lâu có thể thành lập sớm hơn các trung tâm Bành Thành (ở Lạc Dương) và Lạc Dương (ở Hà Nam) của nhà Hán, vì Phật giáo được truyền vào Bành Thành bằng đường biển, nếu vậy thì đạo Phật chắc chắn đã đi qua Giao Châu trước, bởi vì Giao Châu  điểm giao tiếp quan trọng và chủ chốt giữa Trung Quốc với bên ngoài62. Đối với Champa, tư liệu sớm nhất có liên quan đến Phật giáo  bia  Cạnh (làng  Cạnh, thành phố Nha Tranh, tỉnh Khánh Hòa ngày nay), niên đại khoảng cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III63. Điều đó cho thấy, Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào Champa cũng rất sớm, khoảng những năm đầu công nguyên. Bằng chứng chắc chắn về sự hiện diện của Phật giáo ở Champa được ghi chép trong các tài liệu thành văn. Theo sử liệu Trung Hoa, những ghi chép đầu tiên về Phật giáo Champa vào thế kỷ VII sau Công nguyên của Thiền sư Nghĩa Tịnh: “Nghĩa Tịnh (I-Tsing) đã kể về Champa thời đó vào danh sách các quốc gia kính mến học thuyết Phật Thích Ca”64. Năm 605, quân nhà Tùy do tướng Lưu Phương chỉ huy đánh chiếm kinh thành của Lâm Ấp mang về những chiến lợi phẩm, trong đó  1.350 pho kinh Phật65.

62 Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998),  sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 138.
63 Hiện nay, vấn đề niên đại và nội dung của bia Võ Cạnh còn có nhiều tranh cải, tuy nhiên, phần lớn các ý kiến đều cho rằng, nội dung của tấm bia toát lên tinh thần Phật giáo rõ nét. theo L.Finot, nhà vua dựng bia thể hiện ý thức về sự bất thường của cuộc đời, lòng trắc ẩn đối với chúng sinh, sự hy sinh của cải của mình cho lợi ích người khác theo tinh thần Phật pháp [L. Finot (1901), đã dẫn, pp.12 - 26].
64 Phan Xuân Biên (1991), Văn hóa ChămNxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 277.
65 Phan Xuân Biên (1991), đã dẫn, tr. 277.

Đối với vùng đất Quảng Bình, tư liệu sớm nhất để chứng minh sự có mặt của Phật giáo ở vùng này  mảnh thân tượng Phật Quảng Khê, có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỳ VI. Dù không nhiều bằng chứng, nhưng tư liệu này cho thấy Phật giáo có mặt ở Quảng Bình cũng rất sớm và là một trong những trung tâm sớm của Phật giáo Champa66. Đáng chú ý, theo J. Boisselier, thân tượng Phật Quảng Khê mang đậm dấu ấn của nghệ thuật Gupta, Ấn Độ67, cho thấy mối liên hệ giữa Phật giáo Champa với

66 Bên cạnh đó là trung tâm Kauthara (Khánh Hòa hiện nay), Amaravati (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi).
67 Boisselier J. (1963), đã dẫn.

Ấn Độ và nằm trong dòng chảy truyền  Phật giáo từ Ấn Độ sang Đông Nam Á/dòng Nam truyền. Con đường tơ lụa trên biển, các cảng thị và dòng sông lớn ở min Trung nói chung, Quảng Bình nói riêng đã đóng vai trò quan trọng trong sự lan ta của Pht giáo vào miền Trung.
Từ thế kỷ III - IV cho đến thế kỷ VII, tư liệu di vật đã cho thấy sự  mặt của Phật giáo Nam truyền có nguồn gốc trực tiếp từ Ấn Độ (th hiện qua tượng Phật Quảng Khê). Từ thế kỷ thứ VIII trở về sau, dòng Phật giáo Đại thừa Bắc truyền, mà nhất là Kim Cương thừa (vajrayāna)68 hoạt động mạnh mẽ và để lại những dấu ấn sâu sắc đến Champa và cả Đông Nam Á.
Sau thế kỷ VII, mà nhất là trong thời kỳ Indrapura (cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X), ở vùng đất Quảng Bình Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ. Quảng Bình là trung tâm Pht giáo quan trọng thứ hai (sau trung tâm Đồng Dương, Quảng Nam) của vương quốc Champa trong thời kỳ Indrapura (thế k IX - X).
S phát triển phồn thịnh của Phật giáo Champa trong giai đoạn thế kỷ IX - X (thi kỳ Indrapura) không chỉ có thể liên quan đến s sùng bái Phật giáo của một số v vua dưới thời k đầu của triều đại Indrapura như Jaya Indravarman II (854 - 898), Jaya Sinhavarman (898 - 908), mà còn liên quan s phát triển của Phật giáo ở Trung Hoa trong thi kỳ này. Champa tiếp nhận những ảnh hưởng nghệ thut Phật giáo từ phía Bắc, trong đó có Vân Nam là nơi sản xuất nhiều tượng Bồ tát Lokesvara và Tara bằng đồng cho vùng Đông Nam Á69. Trong lịch sử, Vân Nam  quê hương của hai


68 Kim Cương thừa (sa. vajrayāna) là tên gọi một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ  5, tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn  từ Đại  thừa (sa. mahāyāna)  và  được  truyền  qua Tây  Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Nga. Đây là một trong ba bộ phái Phật giáo chính hiện nay, hai bộ phái còn lại là Phát triển (còn gọi là Bắc tông, Đại thừa, Đại chúng) và Nguyên thủy (còn gọi là Nam tông, Tiểu thừa, Thượng tọa). Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất mật truyền. Thường các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la (sa. tantra). Kim cương thừa hay sử dụng Chân  ngôn (sa. mantra) và  ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Chân ngôn, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cương thừa là Chân ngôn thừa (sa. mantrayāna). Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già (sa. yoga) và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với  tưởng Phật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây Bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về Tịnh quang (sa. ābhāsvara, cũng được dịch là Cực quang, ánh sáng rực rỡ) cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ tính dục (https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_c%C6%B0%C6%A1ng_th%E1%BB%ABa).
69 Guy J. (1995), “The Avalokiteśvara of Yunnan and some Southeast Asian Connections”, In South East Asia
& China: Art Interaction & Commerce, tr. 64-83.

vương quốc cổ Nam Chiếu (738 - 937) và Đại Lý (937 - 1253), nơi đây Mật tông Kim Cương Thừa được sùng bái từ hoàng gia cho đến thứ dân nên hình tượng Quan Thế Âm rất phổ biến; Vân Nam được các nhà nghiên cxem là cửa ngõ chuyển giao tôn giáo và nghệ thut Tây Tạng đến khắp vùng Đông Nam Á thông qua con đường “Trà Mã Cổ Đạo” kết nối hai vùng đất này từ thế kỷ VII hoặc VIII cho đến giữa thế kỷ trước. Theo đó, trà được trồng phổ biến và vận chuyển từ vùng Vân Nam qua rất nhiu chặng trên những con đường mòn hẻo lánh men theo các sườn núi cao, dài hơn năm ngàn cây số, đến Tây Tạng, vì người Tây Tạng ăn nhiều tht nên cần uống trà để dễ tiêu hóa; ngược lại, ngựa là món hàng quý giá được vận chuyển từ Tây Tạng về Vân Nam để phân phối cho vùng Đông Nam Á và Hoa Nam70. Theo con đường đó, Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc cũng đã xâm nhập vào Đông Nam Á, trong đó có Champa.
Thông qua các dấu ấn Phật giáo ở Quảng Bình, chúng ta thấy sự hiện diện của hình tượng Phật Thích Ca và các vị B tát (B tát Quán Thế âm - cả nam thân  nữ thân, Bồ Tát Liên Hoa) bằng nhiều chất liệu: bạc, đồng, đá. Đáng chú ý, hình ảnh của các vị B Tát Quán Thế âm phổ biến hơn, nhiều hơn, cho thấy sự sùng bái mạnh mẽ hình tượng Bồ tát Quán Thế âm – người đại diện của Đức Pht, là biểu tượng của lòng từ bi (cứu khổ, ban vui). S tôn kính B tát Quán Thế âm được thể hin rất rõ trong bia ký Đồng Dương do vua Jaya Indravarman II dựng vào năm 875 tại Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam):  trong việc tạo dựng tôn tượng Quán Thế Âm siêu việt và lỗi lạc này, được hiển sinh từ sự truyền thừa của chư Phật, ta sẽ cúng dường cho sự giải thoát [của chúng sinh] trên thế giới. Ước nguyện được học hỏi về Pháp, đức vua chánh niệm trong tâm của ngài, được trải nghiệm và liễu ngộ căn nguyên của chân lý tối thượng, ngài đã dựng tôn tượng Quán Thế Âm này bằng chính tay của ngài. Mặc dù ngài đã dâng lễ khai quang cho tôn tượng Quán Thế

70 Sigley G. (2013), “The Ancient Tea Horse Road and the Politics of Cultural Heritage in Southwest China: Regional Identity in the Context of a Rising China”, In Cultural Heritage Politics in China (eds. T. Blumenfield and H. Silverman). New York: Springer, 235-247; Schriver S. (2017), Cultural Heritage Preservation in Regional China: Tourism, Culture and Shaxi Model, The University of Western Australia: School of Social Sciences, Asian Studies (Chinese). [PhD Thesis], tr. 43-47; Trần Kỳ Phương, Nguyễn Thị Tú Anh (2019), đã dẫn, tr. 46-51.

Âm, rực rỡ với tất cả pháp khí bảo vật bằng vàng, ngài không hề cảm thấy tự hào về công đức của mình. Ngài là người thuần đạo, không theo ngoại giáo, và những điều không được ghi chép trong kinh điển71.
Như vậy, qua những bằng chứng chính xác – những di vật khảo cổ đã cho thấy, Phật giáo đã được du nhập vào vùng đất Quảng Bình ngày nay từ sớm, ít nhất là thế kỷ IV. Đến giai đoạn cuối thế kỷ IX - đầu thế kỷ X, vùng đất Quảng Bình được xem là trung tâm Phật giáo quan trọng thứ 2 của Champa, chỉ sau khu Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam). Phật giáo lúc này trở thành quốc giáo ở Champa. Bên cạnh sự ảnh hưởng của Phật giáo  nguồn gốc trực tiếp từ Ấn Độ, theo con đường phía Nam/Nam truyền, Phật giáo Champa ở khu vực này còn có mối liên hệ với Phật giáo Trung Hoa, nhất là hệ phái Kim Cương Thừa từ con đường phía Bắc/Bắc truyền, thông qua tuyến đường “tơ lụa trên biển” để xâm nhập vào Champa.

Tài liệu tham khảo:

  1. Đào Duy Anh (1997), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb.Thuận Hóa, Huế.
  2. Aurousseau      L.    (1926),     “Nouvelles     fouilles     de    Đại-hữu     (Quảng-bình, Annam)”, BEFEO, Tome 26, pp. 359 - 36
  3. Phan Xuân Biên (1991), Văn hóa Chăm, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  4. Boisselier  J.  (1963),  La  statuaire  du  Champa,  recherché  sur  cultes  et L’Iconographie, Ecole Francaise D’extreme - orient, Paris.
  5. Coedes G. (1923), Liste generale inscriptions du Champa et du Cambodge,
Imprimerie, Dextreme - orient, Ha Noi.
  1. Ngô Văn Doanh (2002), Văn hóa cổ Champa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
  2. EFEO (1918), “Chronique”, BEFEO N010, pp. 61.
8. EFEO (1922), “Chronique”, BEFEO N022, pp. 372 – 375.
  1. Finot L. (1901), “La Religion des Chams daprès les monuments, étude suivie dun Inventaire sommaire des monuments  Chams de lAnnam”, BEFEO, Tome 1, pp. 25 - 26.


71 Majumdar, R.C. (1985), History and Culture of an Indian Colonial Kingdom in the Far East, 2nd - 16th Centuries A.D., Book III, The Inscriptions of Champa, Delhi: Gian Publishing House (Reprinted), pp. 74-88.




 
  1. Finot L., Golubev V. (1925), “Fouilles de Dai Huu”, BEFEO, Tome 25, pp. 469 - 475.
  2. Griffiths A., Amandine Lepoutre, William A. Southworth and Thanh Phan (2012), The Inscriptions of Campā in the Museum of Cham Sculpture at Đa Nang, Hanoi and Ho Chi Minh City, VNUHCM Publishing House.
  3. Guy J. (1995) “The Avalokiteśvara of Yunnan and some Southeast Asian Connections”. In South East Asia & China: Art Interaction & Commerce, tr. 64-83.
  4. Trần Thị Diệu Hồng (2014), “Tượng đồng Avalokitesvara Chămpa Đại Hữu  bảo vật quốc gia”, TTKH & CN, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.
  5. Lafont P.B (2014), Kingdom of Champa: Geographic - Population - History, International Office of USA, San Jose, California, USA.
  6. Majumdar, R.C (1985), History and Culture of an Indian Colonial Kingdom in the Far East, 2nd - 16th Centuries A.D, Book III, The Inscriptions of Champa, Delhi: Gian Publishing House (Reprinted).
  7. Parmentier H. (1909), Inventaire descriptif des monuments čams de l’Annam, Tome premier, Description des monuments, Paris, Imprimerie Nationale.
  8. Trần Kỳ Phương, Nguyễn Thị  Anh (2019), “Nhận thức mới về pho tượng bồ tát bằng đồng của đồng Dương: Laksmindra - Lokesvara, Prajnaparamita hay Tara?”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - xã hội Đà NẵngSố 119 (2019), tr. 46-51.
  9. Nguyễn Văn Quảng (2018), Các di tích đền - tháp, thành - lũy Champa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  10. Schriver S. (2017), Cultural Heritage Preservation in Regional China: Tourism, Culture and Shaxi Model, PhD Thesis, The University of Western Australia: School of Social Sciences, Asian Studies (Chinese).
  11. Schweyer A. (2009), Buddhism in Čampā, Vietnam: Histoire et perspectives contemporaines, Moussons.
  12. Schweyer A. (2010), “The Birth of Champa”, Connecting Empires and States, Selected Papers from the 13th International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, Volume 2, Edited by Dominik Bonatz, Andreas Reinecke & Mai Lin Tjoa - Bonatz, NUS Press, Singapore.
  13. Sigley G. (2013), “The Ancient Tea Horse Road and the Politics of Cultural Heritage in Southwest China: Regional Identity in the Context of a Rising China”, In Cultural Heritage Politics in China (eds. T. Blumenfield and H. Silverman), New York: Springer, 235-247.
  14. Stein R. A (1947), “Le Lin - Yi, sa localisarion, sa con tribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine”, Han - hiue Bullentin du Centre dEtudes Sinologiques de Pékin, 2.1-3, Pékin.
  15. Nguyễn Khắc Thái (2014), Lịch sử Quảng Bình từ Tiền sử đến cuối thế kỷ XIX, Đề tài KHCN cấp tỉnh, Quảng Bình.
  16. Nguyễn Hữu Thông (2015), “Phật giáo Chăm – pa và vị trí của vùng đất Quảng Bình dưới triều đại Indrapura (thế kỷ IX – X)”, Liễu Quán tháng 5- 2015, chuyên đề “Những ngôi cổ tự trên đất Quảng Bình”, tr. 22-27.
  17. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.