Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Đinh Văn Viễn: Vài nét về tình hình ruộng đất Côi Trì(Yên Mô-Ninh Bình) đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ

Vµi nÐt vÒ T×nh h×nh ruéng ®Êt lµng c«i tr× (yªn m« - ninh b×nh)
NỬA ®Çu thÕ kû xix qua t­Ư liÖu ĐỊA BẠ.
(Tiếp theo
2.2 Sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Từ 1470-1476, số ruộng tư ở Côi Trì là 116 đạc (928 mẫu) chiếm 100%.
Năm 1476, số lượng ruộng tư ở Côi Trì trên thực tế là “568 mẫu, chiếm 61,21%”([1]).
Đến nửa đầu thế kỷ XIX(1832) số ruộng đất tư ở Côi Trì là 459 mẫu, 5 sào, 12 thước, 5 tấc, 8phân, 4ly chiếm 43, 31%.
Như vậy đến đầu thế kỷ XIX, trong khi ruộng tư trên toàn quốc (theo Sĩ hoạn tu tri lục) đã chiếm tỷ lệ 82,92%, ở Bắc Bộ chiếm khoảng 75%([2]) thì ở Côi Trì số ruộng tư chỉ chiếm tỷ lệ: 43, 31%.
Tỷ lệ ruộng tư ở Côi Trì thấp hơn so với một số làng xã ở Hưng Yên(Đa Ngưu: 98.47%), Hải Dương(Mộ Trạch: 83.00%) và thấp hơn cả một số làng xã hình thành sớm ở Yên Mô (như Bồ Xuyên(80.54%), Cổ Đà(64.12%)). Đồng thời tỷ lệ này cũng thấp hơn cả Cống Thuỷ(56.70%)([3]), một làng được thành lập cùng thời gian và theo một  phương thức.
Về mặt nào đó thì đúng là tại Côi Trì sự phân hoá, tư hữu ruộng đất chưa phát triển bằng các nơi khác. Nhưng cũng do những đặc thù ở Côi Trì khiến ruộng tư hữu ở đây có tỷ lệ thấp. Đó là diện tích của Côi Trì vẫn liên tục được mở rộng. Chúng tôi đã có tư liệu về hai lần Côi Trì mở rộng diện tích như sau: Theo “Côi Trì Bút thị bia ký”“Ninh Thị khảo đính” vào năm Cảnh Hưng 16(1755)  giữa Yên Mô Thượng và Côi Trì có giao ước, theo đó Yên Mô Thượng nhượng cho Côi Trì một khu ruộng đất khoảng 35 đạc ở bên ngoài đê Hồng Đức, nơi giáp với Yên Mô Thượng(Côi Trì dùng một phần khu đất đó để mở chợ Bút)([4]). “Đến thời Minh Mệnh (1820-1840), Lý trưởng Côi Trì là Ngô Kịch đã làm đơn xin trưng khẩn được hơn 80 mẫu phía tây bắc làng” ([5]). Một số trong đó được sung vào ruộng công. Mặt khác cư dân Côi Trì rất chú ý việc học, coi học hành, khoa cử là con đường lập nghiệp chính. Hơn từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp ở Côi Trì có khởi sắc vì thế nó thu hút một lượng nhất định cư dân, bớt đi sức ép đối với ruộng đất, nông nghiệp.
Ruộng tư ở Côi Trì được bố trí ở các xứ đồng: Đông Hậu, Cầu Tràng, Đồng Đại, Mả Luật, Đồng Tiếp, Cửa Đình. Tất cả đều là các chân ruộng cao, ở phía nam làng, việc canh tác thuận lợi hơn các khu ruộng công.
Theo Côi Trì xã địa bạ (1832) tỷ lệ các hạng trong ruộng tư như sau: Hạng 3: 51,30 %, hạng 2:38,1 %, hạng 1:10,59 %. Các loại hạng 1, hạng 2 cao hơn hẳn ruộng công.
Cũng thống kê từ Côi Trì xã địa bạ (1862) cho ta biết về quy mô sở hữu:
TT
Quy mô sở hữu (mẫu)
Chủ sở hữu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
1
Dưới 1 mẫu
179
79, 91
2
1 – 3 mẫu
30
13, 39
3
4 – 5 mẫu
9
4, 02
4
6 – 10 mẫu
6
2, 68

Tổng
224
100
[Nguồn: Côi Trì xã địa bạ 1832]
Từ bảng thống kê trên cho thấy: ở Côi Trì hầu như chỉ có chủ sở hữu nhỏ. Các chủ sở hữu dưới 1 mẫu chiếm tới 79,91%. Tuyệt nhiên không hề có tầng lớp đại địa chủ. Các quan hệ tư hữu ở Côi Trì chỉ diễn ra ở mức độ thấp và bộ phận nông dân tự canh là một lực lượng đông đảo trong các chủ sở hữu.
Thống kê từ Côi Trì xã địa bạ(1832) cho thấy nửa đầu thế kỷ XIX, Côi Trì có 83 chủ sở hữu là nữ, chiếm 21,01 % số chủ ruộng(tổng số 395 chủ ruộng). Số chủ nữ nắm trong tay 10,56% diện tích ruộng tư hữu(thực trưng). Trung bình mỗi chủ nữ sở hữu 4,1 sào ruộng. Các nữ chủ sở hữu ruộng đất ở Côi Trì chưa ai trở thành địa chủ. Nhưng việc có lượng khá lớn nữ chủ sở hữu ruộng đất ở Côi Trì cũng là một hiện tượng đặc biệt. Điều này cho thấy ở Côi Trì, người phụ nữ đóng vai trò không nhỏ trong kinh tế gia đình. Số ruộng chủ nữ đứng tên có thể là của hồi môn được bố mẹ tặng; có thể do mua bán, hoặc khai hoang, hoặc do goá chồng.
Một hiện tượng đáng lưu ý là số ruộng xâm canh tại Côi Trì rất ít, chỉ có 9 sào, đều thuộc loại ruộng xấu, khó canh tác (hạng 2,3).
TT
Họ tên
Quê quán
Diện tích xâm canh
Hạng ruộng
1
Phạm Ngôn
Yên Mô Thượng
3 sào
Hạng 2
2

Phạm Quang

Yên Mô Thượng
3sào
Hạng 2
Yên Mô Thượng
2 sào 5 thước
Hạng 3
3
Nguyễn Quỳ
Yên Mô Thượng
10 thước
Hạng 3
Tổng

9 sào

[Nguồn: Côi Trì xã địa bạ 1832]
Điều này chứng tỏ cư dân Côi Trì thiết tha với ruộng đất. Mặt khác hiện tượng này cũng phần nào phản ánh tính chất tự trị, đóng kín của làng Côi Trì trên phương diện kinh tế.
Tình hình sở hữu ruộng đất trong các nhóm dòng họ ở Côi Trì có sự biến chuyển qua các thế kỷ nhưng về cơ bản là các dòng họ đến trước vẫn chiếm ưu thế hơn. Có Cuối thế kỷ XV, những họ có vai trò lớn hơn, số lượng người đông hơn trong khai hoang là những họ chiếm nhiều diện tích hơn (3 dòng họ của 3 người tổ chức: NguyÔn §iÓm, Ph¹m Nh©n L·o, Ng« C«ng L­îc và 6 dòng họ của 6 người nhóm trưởng: NguyÔn §µn, T¹ Låi, TrÞnh §øc Khiªm, Vò §·ng, NguyÔn QuyÕt, NguyÔn ThuËn §øc)([*]). Ở các thế kỷ sau sự chênh lệch về mức độ sở hữu ruộng đất của các nhóm dòng họ tại làng cũng thay đổi. Theo Côi Trì xã địa bạ (1832) cho ta bảng thống kê sau:
TT
Tên họ
Số chủ sở hữu
Diện tích
Số lượng(người)
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Nguyễn
131
20,2
56m 7s 14th 5t 7l
19, 94
2
104
16, 0
42m 1s 14th 5t
14, 82
3
Trần
89
13, 7
43m 2s 12th 6t
15, 19
4
Ninh
88
13, 6
41m 3s 1th 7t
14, 51
5
Phạm
63
9, 7
24m 2s 7th 5t
8,51
6
Tạ
56
8, 6
24m 3s 1th 5t
8, 53
7
Ngô
52
8, 0
22m 5s 8th 5t
7, 92
8
Hoàng
45
6, 9
19m 9s 2th 9t
6, 87
9
19
2, 9
9m 7s 10th
3, 44
10
Phan
2
0, 3
7s
0, 27

Tổng
649
100
285m 13th 7t 7l
100
[Nguồn: Côi Trì xã địa bạ 1832]
Sự chênh lệch về tỷ lệ chiếm hữu ruộng đất giữa các nhóm dòng họ ở Côi Trì là do số lượng người của các nhóm dòng họ khác nhau. Điều này cũng phản ánh thế lực của các nhóm dòng họ tại Côi Trì là khác nhau. Các nhóm dòng họ có vai trò lớn trong công cuộc khai hoang lập làng, có đông người (như họ Nguyễn, Ninh),  thường có thế lực kinh tế hơn và nắm quyền chi phối làng xã. Bằng chứng là 2/6 chức sắc trong làng là người họ Nguyễn - họ chiếm hữu nhiều ruộng nhất ở Côi Trì.
Về sở hữu của các chức dịch nửa đầu thế kỷ XIX. Theo Côi Trì xã địa bạ (1832) cho ta bảng thống kê sau:
TT
Họ tên
Chức danh
Diện tích sở hữu
Tỷ lệ %
1
Hoàng Sâm
Lý Trưởng
6m
4s
13th

22.2
2
Lê Truy
Phó Lý Trưởng

2s
7th
5t
0.9
3
Nguyễn Diên
Phó Lý Trưởng




0
4
Trần Khắc Khâm
Hương mục
5m
5s
7th
5t
18.9
5
Ngô Hữu Lã
Hương mục
5m
1s
6th

17.5
6
Nguyễn Xuân
Trưởng bạ
4m
7s
10th
5t
16.4
7
Vũ Thái
Trưởng bạ
7m
0s
4th
5t
24.1

Tổng

29m
2s
4th
0t
100
[Nguồn: Côi Trì xã địa bạ 1832]
Như vậy có 6/7 chức dịch có ruộng tư, chiếm 9,10% số diện tích ruộng tư. Trường hợp Nguyễn Diên không có ruộng tư, chiếm 16,6%. Tỷ lệ này khác xa với tình hình sở hữu ruộng đất ở các khu vực khác. Ví dụ ở Thái Ninh(Thái Bình) số chức dịch không có ruộng tư là 56,30 %, ở Thuỵ Anh (Thái Bình) là 3,57%, ở Từ Liêm(Hà Nội) là 33, 07% ([6]).
Nếu các khu vực khác (như dẫn chứng trên) các chức vụ trong làng xã được giao cho những người sở hữu nhỏ, thậm chí không có ruộng đất, hoặc là đại địa chủ (như ở Mộ Trạch 100% chức sắc là đại địa chủ) thì ở Côi Trì, các chức vụ này đều nằm trong tay bộ phận sở hữu vừa. Nhưng xét trong nội bộ làng thì họ là những người nhiều ruộng tư nhất và đều chiếm ruộng tốt (hạng 1, 2) và đều thuộc loại ruộng thu vụ (chắc ăn hơn hạ vụ). Rõ ràng là lực lượng quản lý làng xã ở Côi Trì vẫn thuộc bộ phận có thế lực kinh tế nhất trong làng.
          Nét nổi bật khác là những người có học, có bằng cấp, có chức tước ở Côi Trì chiếm một số lượng khá lớn ruộng đất. Theo Côi Trì xã địa bạ (1832)cho ta số liệu sau:
TT
Họ tên
Chức sắc, Học vị
Diện tích sở hữu
1
NguyÔn Ái
Lang Trung
2m
4s
5th



2
NguyÔn C¶nh
Tú Tài
1m
9s
8th
5t


3
NguyÔn Trung ChÝnh
Thư lại

7s
5th



4
Ninh §Ö
Thư lại

8s
10th



5
Ninh Quang §Þnh
Tú Tài

8s
7th
5t


6
Vò L©n
Thư lại
2m
6s
12th
5t


7
NguyÔn Hîp
Tú Tài
5m

5th



8
Ninh Nh©n
Tú Tài
2m
7s
2th
5t


9
Hoµng Kh¾c Kh©m
Tú tài
5m
8s
10th
5t


10
NguyÔn Trø
Tú Tài

1s




11
NguyÔn UÊn
Tú Tài
5m
1s
2th



12
NguyÔn ViÕt
Tú Tài

7s





Tổng

29m
0s
8th
5t


[Nguồn: Côi Trì xã địa bạ 1832]
Như vậy, vào nửa đầu thế kỷ XIX, những người có bằng cấp hoặc có chức tước ở triều đình nhưng họ vẫn có ruộng tại làng, chiếm 9,06%  số ruộng tư.  
2.3 Một số loại ruộng đất khác.
* Ruộng họ: Mức độ sở hữu của các họ có chênh lệch nhau. Thường thì họ nào giàu có, có nhiều người đỗ đạt thì có nhiều ruộng. Sau đây là thống kê số ruộng của một số dòng họ ở Côi Trì dựa trên một số Gia phả:
TT
Tên Họ
Nơi ở
Số lượng ruộng
1
Ngô
Xóm Mỹ Thắng
5 m 6 s 0th 6 t
2
Tạ
Xóm Mỹ Thắng
1 m 6 s 0 th 0 t
3
Nguyễn
Xóm Cự Phú
6 m 7 s 0 th 0 t
4
Ninh
Xóm Lý Thượng
11 m 1 s 0 th 0 t
5
Phạm
Xóm Quang Tiền
4 m 5 s 0 th 0 t
6
Hoàng
Xóm Mỹ Thắng
0 m 6 s 0 th 6 t
7
Nguyễn
Xóm Trung Hậu Bắc
0m 4 s 0 th 0 t
[Nguồn: Gia phả họ Ngô, Tạ, Nguyễn(xóm Cự Phú), Ninh, Phạm, Hoàng, Nguyễn(xóm Quang Tiền) ở Côi Trì]
Các nguồn tư liệu địa phương (văn bia, minh chuông)cho biết một số loại ruộng khác như sau:
TT
Loại
Số lượng ruộng
1
Ruộng hội tư văn
5 mẫu
2
Ruộng hội tư võ
12 mẫu, 12 thước
3
Ruộng làng Lão
4 mẫu
4
Ruộng chùa
5 sào
5
Ruộng đình
8 sào
6
Ruộng học điền
1 mẫu 5 sào
[Nguồn:Côi Trì Lão hội bi ký 1765; Côi Trì vũ hội bi ký 1797;Bia Lịch đại tiên hiền biểu thứ 1780(bia làng văn Côi Trì)]
Phương thức canh tác của loại các ruộng trên thường là giao cho các hội viên của hội đó (hoặc các giáp )luân phiên nhau canh tác, hoa lợi thu hoạch được sử dụng trong hoạt động của hội (Riêng loại ruộng chùa thì do các nhà sư canh tác).
So với địa phương khác thì ruộng đất Côi Trì khá thuận lợi. Đầu thế kỷ XIX cả ruộng công và ruộng tư thì tỷ lệ ruộng cấy vụ thu(vụ chiêm) lớn hơn diện tích ruộng cấy vụ hạ (vụ mùa). Thực tế là ở Côi Trì vụ thu thời tiết thuận lợi hơn, ít bị lũ lụt, “chắc ăn” hơn. Mặt khác thống kê từ Côi Trì xã địa bạ(1832) cho thấy ruộng đất diện tích bình quân / một mảnh ở Côi Trì không quá bé (khoảng 4.4 sào). Chỉ có 5(trong tổng số 645) thửa có diện tích dưới 1 sào. Đây cũng là điểm  thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp ở Côi Trì.
Từ các số liệu trên cho thấy tình hình ruộng đất ở Côi Trì từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX nổi lên một số đặc điểm sau:
1. Nằm trong xu hướng chung của cả nước ruộng tư ngày càng phát triển, ruộng công ngày càng bị thu hẹp nghiêm trọng. Nhưng ở Côi Trì vào nửa đầu thế kỷ XIX, số ruộng công ở đây lại nhiều hơn ruộng tư, chiếm 53.95%.
Diễn biến tình hình ruộng đất ở Côi Trì từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Thời gian
Tổng số rđ
Ruộng đất công
Ruộng đất tư
Các loại khác
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Trước 1476
928 m
0
0
928 m
100


1476
928 m
360 m
38.79
568 m
61.21


1832
1061m th 6t 7ph 4l
572m 4s 3th 7t
 8ph 3l
53.95
459m5s 12th 5t 8ph 4l
43.31
29m 0s 10th 7t 8ph 3l
2.74

2. Ở Côi Trì, sở hữu ruộng đất tư nhân không phát triển mạnh như nhiều địa phương khác. Chủ sở hữu ở Côi Trì chủ yếu là những người sở hữu nhỏ. Ruộng đất ở Côi Trì nửa đầu thế kỷ XIX mang tính chất manh mún,mức độ sở hữu của các chủ không lớn. Tầng lớp trên ở Côi Trì (chức sắc, trí thức...) chiếm hữu số lượng diện tích ruộng đất đáng kể. Phụ nữ chiếm 21,01% số chủ ruộng. Chênh lệch về sở hữu ruộng đất giữa các dòng họ khá lớn, các dòng họ có vai trò lớn trong công cuộc khai hoang lập làng hồi cuối thế kỷ XV thường nắm giữ nhiều ruộng đất hơn, có vai trò hơn trong làng xã. Đặc điểm trên đây đã chi phối rất lớn đến cơ cấu kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa của Côi Trì trong suốt các thế kỷ từ XV đến đầu XIX.
Chú thích:


[*] : Xem thêm: Phan Đại Doãn, Vũ Văn Quân(1999): Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông. Tc NCLS số 6


([1] ), (14): Phan Đại Doãn, Vũ Văn Quân(1999): Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông. Tc NCLS số 6, trang 23.

([3] ): Các số liệu này lấy từ:  Nguyễn Văn Khánh(1998): Biến đổi ruộng đất ở làng Mộ Trạch(Hải Dương) từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945. Tc NCLS số 1, trang 37; Ninh Bình tỉnh, Yên Mô huyện, Quảng Phúc tổng, Cổ Đà xã địa bạ, ký hiệu AG a4/39, Viện nghiên cứu Hán Nôm; Ninh Bình tỉnh, Yên Mô huyện, Bạch Liên tổng, Bồ xuyên xã địa bạ, ký hiệu AG a4/34, Viện nghiên cứu Hán Nôm; Phan Đại Doãn(1997): Về cuộc khẩn hoang lập làng Cống Thủy (Ninh Bình). Tc NCLS số 5
([4]): Ninh Thị khảo đính (tài liệu sưu tầm tại địa phương), Côi Trì Bút thị bi ký 1756.

([6] ): Nguyễn Văn Khánh(1998): Biến đổi ruộng đất ở làng Mộ Trạch(Hải Dương) từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945. Tc NCLS số 1, trang 38
------------------ Hết ------------------

Địa chỉ liên lạc: Đinh Văn Viễn
Khoa Xã hội – Du lịch, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
ĐT: 0949797915.
Email: dinhvanviendhhl@gmail.com