Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Đinh Văn Viễn: Vài nét về tình hình ruộng đất Côi Trì(Yên Mô-Ninh Bình) đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ

Vµi nÐt vÒ T×nh h×nh ruéng ®Êt lµng c«i tr× (yªn m« - ninh b×nh)
NỬA ®Çu thÕ kû xix qua t­Ư liÖu ĐỊA BẠ.
 (Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử 
số tháng 12 năm 2010)                                         
  Ths Đinh Văn Viễn ­*.
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của làng Côi Trì
Thời Lê sơ, Côi Trì thuộc huyện Yên Mô phủ Trường Yên, thừa tuyên Sơn Nam.  Phía Đông Nam của làng tiếp giáp với đê Hồng Đức(nay là đoạn đường 59 B), phía Tây giáp sông Trinh, phía Nam giáp Cổ Lâm thuộc làng Yên Mô Thượng (thuộc xã Yên Mạc), phía Bắc giáp làng Cổ Đà (thuộc xã Yên Phú).
Được khai hoang từ năm 1470(Hồng Đức nguyên niên), trải qua 36 năm đến năm Đoan Khánh thứ nhất (1505) mới lập xã gọi là xã Côi Đàm thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, thừa tuyên Sơn Nam. Năm Gia Thái thứ nhất (1573) đổi Côi Đàm thành Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoa. Từ đây về sau tên Côi Trì được giữ nguyên. Đàm” hay “Trì” thì đều có nghĩa là “cái ao ”, nó phản ánh một vùng đất trũng, úng nước liên tục nhưng đó là “cái ao” “đẹp”(“đẹp”là nghĩa của từ “Côi”)
Năm 1806, Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, đạo Thanh Bình, trấn Thanh Hoa.
Năm 1822, Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ trường Yên, đạo Ninh Bình, trấn Thanh Hoa.
Năm 1829, Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Ninh Bình.
Từ năm 1831 đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Côi Trì thuộc tổng Yên Mô, huyện Yên Mô, phủ trường Yên, tỉnh Ninh Bình([i]).
Làng Côi Trì được hình thành trong công cuộc khai hoang theo phương thức chiếm xạ thời Lê sơ([ii]).
Quá trình khai hoang, lập làng ở Côi Trì vừa có nét giống vừa có nét khác với những điểm khai hoang khác ở thế kỷ XV. Thời gian khẩn hoang Côi Trì khá dài(36 năm, từ năm 1470 đến 1505). Lực lượng khẩn hoang chủ yếu là nông dân nghèo không có hoặc ít ruộng đất. Lực lượng này được tổ chức khá chặt chẽ, thống nhất. Sau khai hoang,“làng xóm được bố trí theo quan hệ huyết tộc và quan hệ đồng hương([iii]). Từ sau khi thành lập làng Côi Trì có sự phát triển cả về diện tích, điểm tụ cư và dân số. Ở thời điểm ban đầu, sau khai hoang làng có diện tích là 116 đạc tương đương với 928 mẫu (mỗi đạc bằng 8 mẫu) với số đơn vị cư trú là 8 xóm: Cự Phú, Đông Ninh, Đông Tường, Trung Hậu Bắc, Trung Hậu Nam, Mỹ Thắng, Lý Thượng và xóm Điền Sở. Đến năm 1832, tổng diện tích Côi Trì là 1061 mẫu, 2 thước, 6 tấc, 7 phân, 4 ly, so với thời điểm ban đầu khi lập làng (928 mẫu) tăng 133 mẫu (12,53%). Điểm tụ cư được mở rộng. Từ 8 xóm trước đây đến thế kỷ XIX, Côi Trì có 24 xóm( Hương sử cũng chép: “Hai m­¬i bèn xãm xãm nµo còng vui([iv]). Đó là: Đông Tiền, Đông Hậu, Đông Trung, Cự Phú, Trung Hậu Bắc, Trung Hậu Nam, Trung Tiền, Dũng Tiền, Dũng Hậu, Dũng Trung, Quang Tiền, Quang Hậu, Quang Trung, Nhân Hậu, Quán Bút, Bút Thị, Lý Thượng, Lý Trung, Lý Hạ, Mỹ Thắng, Đông Minh, Đông Tường, Điền Sở và Mỹ Hà. Dân số cũng tăng: 89 người (khi khai hoang thế kỷ XV) đến thời Minh Mệnh riêng số đinh nam đã là 600 ([v]).
Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, sự biến động của ruộng đất của Côi Trì vừa nằm trong quy luật chung, giống như toàn quốc đồng thời lại có nét riêng độc đáo.
2. Tình hình ruộng đất.
2.1. Sở hữu ruộng đất công làng xã.
Trước năm 1476, tổng số “diện tích khai hoang được là 116 đạc (khoảng 928 mẫu). Trong thời gian này, Côi Trì không có ruộng đất công.
Năm 1476, ruộng đất công ở Côi Trì là 360 mẫu = 38,79 %” ([vi]).
Ở các thế kỷ sau số ruộng công ở Côi Trì vẫn được duy trì với tỷ lệ khá cao. Năm 1722 theo Côi Trì thông lệ làng lấy ruộng công cấp cho binh lính. Côi Trì lấy 150 mẫu 6 sào ruộng công cấp cho 25 xuất binh. Cụ thể như sau:
TT
Thành phần được cấp
Số ruộng được cấp
Loại ruộng
1
Mã binh:



- 2 ông trưởng
10 mẫu
Hạng 1

- 5 ông ngũ
30 mẫu
Hạng 2

- 9  người khác
63 mẫu
Hạng 3
2
Xã cho binh lính mượn
2 mẫu

3
Hùng luyện binh: 9
45 mẫu



Hạng 1: 11 mẫu
Hạng 2: 12 mẫu
Hạng 3: 22 mẫu
4
Xã cho:
6 sào
Hạng 1

Tổng
150 mẫu 6 sào

[Nguồn: C«i Tr× th«ng lÖ,1753 ký hiÖu AF–a4/48, ViÖn H¸n N«m. ]
Trong đó theo Cuốn Đinh bạ năm 1722(Bảo Thái) của Côi Trì thì số binh lính của làng là 35 xuất. Như vậy dù thống kê trên là chưa đầy đủ số binh thì cũng chứng tỏ số ruộng công ở Côi Trì bấy giờ vẫn khá nhiều.
Đầu thế kỷ XIX, trong khi trên phạm vi toàn quốc(theo Sĩ hoạn tu tri lục) ruộng công làng xã chỉ chiếm 17,08%, ở Bắc Bộ chỉ chiếm 25%([vii]) thì ở Côi Trì vẫn còn là 572 mẫu 4 sào 3 thước 7 tấc 8 phân 3 ly ([viii]), chiếm tỷ lệ khá lớn: 53,95%.
Sau đây ta so sánh tỷ lệ ruộng công ở Côi Trì với một số làng xã khác ở Ninh Bình cũng như ở khu vực Đồng bằng Bắc bộ ở thời điểm đầu thế kỷ XIX
TT
Tên làng xã
Tỷ lệ %  ruộng đất công
1
Mộ Trạch(Hải Dương)
0.93
2
Đa Ngưu (Hưng Yên)
0.94
3
Dục Tú (Bắc Ninh)
16.20
4
Bồ Xuyên(Yên Mô, Ninh Bình)
19.46
5
Cổ Đà (Yên Mô, Ninh Bình )
35.88
6
Cống Thuỷ(YênKhánh, Ninh Bình)
43.30
7
Côi Trì (Yên Mô, Ninh Bình)
53.95
8
Kênh Đào(Yên Mô, Ninh Bình)
71.52
(Nguồn: Địa bạ năm 1832 của các làng Côi Trì, Kênh Đào, Bồ Xuyên, Cống Thủy ở Ninh Bình và Nguyễn Văn Khánh(1998): Biến đổi ruộng đất ở làng Mộ Trạch(Hải Dương) từ đầu thế kỷ XIX đến năm 1945. Tc NCLS số 1)
Từ bảng thống kê cho ta thấy: Tỷ lệ công điền ở Côi Trì vào đầu thế kỷ XIX còn khá cao(53.95%). Trong khi đó ở Cổ Đà (Hà Tây), Dục Tú (Bắc Ninh) nhất là Mộ Trạch (Hải Dương), Đa Ngưu (Hưng Yên) tỷ lệ công điền rất thấp. Ngay trong huyện Yên Mô tỷ lệ công điền cao, thấp cũng khác nhau. Trong khi Kênh Đào còn 71,52% thì ở Bồ Xuyên chỉ còn 19,46%. Sự chênh lệch về tỷ lệ công điền ở các địa phương đầu thế kỷ XIX là một thực tế và đã được nhiều nhà nghiên cứu phản ánh.
Việc Côi Trì tồn tại tỷ lệ công điền cao như vậy chứng tỏ sự phân hoá ruộng đất ở đây diễn ra chưa mạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này là: Côi Trì có điều kiện để mở rộng diện tích canh tác; Sức ép của dân số lên ruộng đất ở Côi Trì có điều kiện để giảm bớt do dân cư bị thu hút bởi những đợt khai hoang mới (sau Côi Trì); Mặt khác Côi Trì cũng chịu ảnh hưởng của chính sách bảo vệ ruộng đất công của nhà nước phong kiến.
Ruộng công ở Côi Trì được bố trí ở phía bắc, tây bắc làng, gọi là “ngũ xứ công điền”(Đồng Lược, Mỹ Nội, Mỹ Ngoại, Đồng Ngoài, Đồng Đầm và thần từ điền).
Cụ thể như sau:
TT
Tên xứ đồng
Diện tích
1
Mỹ Ngoại
42m 5s 7th 5t
2
Mỹ Nội
56m 6s 7t 6 l
3
Đồng Lược
178m 14th 3 t 7ph
4
Côi Khê (Đồng Ngoài, Đồng Đầm)
277m 2s 2th 6t
5
Thần từ điền (ở x Đông Hậu)
2m 5s
Tổng
556m 4s 10th 1t 7ph 6l
[Nguồn: Côi Trì xã địa bạ 1832]
Phần lớn các khu ruộng công đều là ruộng đất ở xa khu vực cư trú, trũng, việc thau chua rửa mặn rất khó. Thống kê từ Côi Trì  xã  Địa bạ (1832) cho thấy:
Loại ruộng
Diện tích
Tỷ lệ %
Ruộng hạng 1
20 mẫu
3, 59%
Ruộng hạng 2
137mẫu 5 sào 7thước 6tấc 6ly
24,72 %
Ruộng hạng 3
398mẫu 9sào2thước 4tấc 7phân
71,69 %
Tổng
556 m 4s 10th 1t 7 ph 6 l
100
[Nguồn: Côi Trì xã địa bạ 1832]
Việc bố trí ruộng công ở nơi đất xấu hơn ruộng tư như thế là hiện tượng thường thấy ở các làng xã. Điều này thể hiện nguyên tắc kinh tế trong việc phân chia ruộng đất ở Côi Trì.
Như vậy diễn biến ruộng công ở Côi Trì từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX cho thấy: Tỷ lệ ruộng tăng từ 38,79% (thế kỷ XV) lên 53,95%(năm 1832). Nhưng điều này không đồng thời với sự tăng lên về số lượng ruộng mà người dân được chia. Bởi nếu ở cuối thế kỷ XV, khi mới lập làng chỉ có 89 “quan chiếm xạ” thì 7 năm sau, năm 1476(năm Côi Trì phải khai báo số ruộng khai hoang được lên cấp trên) có lẽ số lượng dân cư tăng lên cũng chưa nhiều. Vì thế dù chỉ có 360 mẫu công điền nhưng có lẽ số ruộng mà mỗi người được chia là khá lớn. Năm 1832, số đinh nam của Côi Trì khoảng 600 đinh([ix]) thì số ruộng mỗi người được chia là 9sào 4 thước. Trên thực tế số ruộng người dân được chia từ công điền giảm. Điều này phù hợp với xu hướng chung của sự chuyển biến sở hữu ruộng đất ở nước ta từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên nếu so với các làng xã khác ở Đồng bằng Bắc Bộ hay ở Yên Mô thì số ruộng công ở Côi Trì như vậy là khá cao. Điều này giúp lý giải vì sao cư dân Côi Trì trước sau chăm chú vào đồng ruộng. Côi Trì căn bản vẫn là một làng sản xuất nông nghiệp.(Còn nữa)


(* ): Trường Đại Học Hoa Lư.


([i] ), (8): Ninh Bình tỉnh, Yên Mô huyện, Yên Mô tổng, Côi Trì xã địa bạ,ký hiệu  Q3939, TTLT  Quốc gia I,
([ii]): Xem thêm: Phan Đại Doãn, Vũ Văn Quân(1999): Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông. Tc NCLS số 6.
([iii]) : Phan Đại Doãn, Vũ Văn Quân(1999): Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông. Tc NCLS số 6 trang 21.
([iv] ) : Hương sử, gồm 274 câu thơ về làng Côi Trì(tư liệu sưu tầm ở địa phương).
([v] ): Nguyễn Đình Tuyên: Côi Trì lịch sử giải âm(1911)(Sách sưu tầm tại địa phương), trang 15
([vi] ) : Phan Đại Doãn, Vũ Văn Quân(1999): Quá trình khai hoang lập làng Côi Trì (Ninh Bình) dưới thời Lê Thánh Tông. Tc NCLS số 6 trang 22.
([vii] ), (11 ):  Vũ Văn Quân(2008): Vấn đề ruộng đất trong chính sách đối nội của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Thanh Hoá ngày 18,19-10-2008, trang 385.

([ix] ): Nguyễn Đình Tuyên: Côi Trì lịch sử giải âm(1911)(Sách sưu tầm tại địa phương), trang 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét